23/11/2024

Có nhất thiết phải là khẩu trang N95?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ thêm những kiến thức liên quan đến chủng vi rút Corona mới.

 

Có nhất thiết phải là khẩu trang N95?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ thêm những kiến thức liên quan đến chủng vi rút Corona mới.
 
 
 
 
 
 

Việc đeo khẩu trang là cần thiết để phòng ngừa nhưng không nhất thiết phải là loại 
chuyên dùng	 /// Ảnh: Đậu Tiến Đạt

Việc đeo khẩu trang là cần thiết để phòng ngừa nhưng không nhất thiết phải là loại chuyên dùng    Ảnh: Đậu Tiến Đạt

 

 

Sử dụng khẩu trang phẫu thuật 3 lớp là được

Bác sĩ (BS) Khanh dự đoán dịch bệnh nCoV sẽ kéo dài đến 2 – 3 tháng nữa và phụ thuộc vào sự khống chế dịch từ Trung Quốc.
 
 
Theo BS Khanh, khi nói đến bệnh do vi rút mà không có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vắc xin phòng ngừa thì có rất nhiều, không chỉ riêng Corona. Do vậy, phải phòng ngừa, không để vi rút tấn công và làm sao để người mang vi rút không phát tán ra môi trường xung quanh, đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Dù có hay không phương pháp điều trị lẫn vắc xin thì phòng ngừa vẫn là bước quan trọng phải làm, cụ thể là mang khẩu trang. Việc đeo khẩu trang có lợi cho việc phòng ngừa tất cả các loại vi rút khác, không chỉ Corona.
 
Có nhất thiết phải là khẩu trang N95? - ảnh 1

Đồ bảo hộ của ngành y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân    Ảnh: DuyTÍNH

 

Riêng việc đeo khẩu trang, do vi rút Corona có kích thước cực kỳ nhỏ nhưng không tự dưng bay lơ lửng trong không trung vì như vậy không đủ điều kiện để sống mà phải có môi trường để phát tán. Cụ thể, đó là những giọt nước miếng bắn từ người bệnh khi nói chuyện, hắt hơi, ho, hoặc từ những người mang mầm bệnh. Đối với trường hợp này, chỉ cần đeo khẩu trang là có thể phòng ngừa. Cho đến hiện nay, và cũng đã có nghiên cứu, sử dụng khẩu trang phẫu thuật 3 lớp là được; không nhất thiết phải là khẩu trang N95, loại được sử dụng trong các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc dịch, và có diễn biến nặng.
 

Tăng cường hệ miễn dịch

Cũng theo BS Khanh, các bệnh do vi rút chưa có vắc xin thì sẽ “đến hẹn lại lên”; từ 10 – 20 năm sẽ có một dòng cúm mới. Với vi rút Corona, vào năm 2003 chúng ta bị “dính” dịch SARS; giai đoạn 2013 – 2015 là MERS. Và bây giờ, chúng ta bị vi rút Corona mới là nCoV 2019 Vũ Hán vì vậy cần tăng cường sức đề kháng. “Sức đề kháng hiểu đơn giản là khả năng “bắt” tác nhân gây bệnh lại và tự tạo miễn dịch cho mình. Muốn có sức đề kháng, giấc ngủ phải đủ. Theo khoa học, giấc từ 22 – 2 giờ sáng rất quan trọng để tế bào bạch cầu phục hồi. Việc tăng cường đề kháng là cả một quá trình, không phải đến khi bệnh mới quan tâm”, BS Khanh nói.
 

Việc xét nghiệm tìm nCoV sẽ nhanh hơn

Theo TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, các “mồi thử” cho xét nghiệm tìm nCoV do CDC Mỹ hỗ trợ sẽ về đến Việt Nam trong 2 – 3 ngày tới. Khi đó, việc xét nghiệm tìm nCov sẽ giảm còn 12-24 giờ (1-2 ngày) kể từ khi nhận được mẫu bệnh phẩm thay vì 5 ngày như xét nghiệm bằng phương pháp giải trình tự gien như hiện nay. Đến nay tại Việt Nam, hiện chưa có công dân Việt Nam, cán bộ y tế bị lây nhiễm bệnh. Cả nước, hiện có 2 trường hợp người Trung Quốc có xét nghiệm dương tính với nCoV (trong đó 1 người được điều trị và đã xét nghiệm lại âm tính với nCoV), 32 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly theo dõi, điều trị, chờ kết quả khẳng định, 65 trường hợp nghi ngờ đã được xét nghiệm loại trừ và 43 trường hợp tiếp xúc đang được giám sát, theo dõi sức khỏe.   

L.C

Khi có những triệu chứng về đường hô hấp, phải thật bình tĩnh và điều cần thiết là phải nghỉ ngơi. “Cần phải tự theo dõi sức khỏe của mình, cách ly với mọi người trong 10 – 14 ngày. Nếu trở nặng hơn nữa thì phải đi BV. Bản thân tôi rất thông cảm cho những người sợ rằng bản thân mình nhiễm vi rút Corona. Nhưng cần phải biết một điều, nếu thật sự nhiễm, chúng ta cũng theo dõi và chữa như nhiễm những vi rút khác mà thôi. Trên thế giới đã thống kê, tỷ lệ tử vong là khoảng 3% và tất cả những người tử vong đều mắc bệnh nền”, BS Khanh cho biết.
 
Cũng theo BS Khanh, đặc tính của vi rút là phải cô đọng ở một mức nhất định mới tấn công vô cơ thể con người; còn với luồng không khí có cả ngàn con và được tỏa ra môi trường rộng xung quanh, chắc chắn độ đậm đặc sẽ thấp hơn. Cho nên, nhà cửa cần thông khí ra bên ngoài…
 
 
 
DUY TÍNH – NHẬT LINH 

 

TNO