Chọn nồi cho gian bếp
Khi chọn loại nồi sử dụng nấu ăn, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, hương vị món ăn mà tác động của chất liệu nồi đến sức khoẻ lâu dài cũng là một điều đáng lưu tâm.
Chọn nồi cho gian bếp
Khi chọn loại nồi sử dụng nấu ăn, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, hương vị món ăn mà tác động của chất liệu nồi đến sức khoẻ lâu dài cũng là một điều đáng lưu tâm.
Đầu bếp trình diễn các tính năng nổi bật của nồi sứ dưỡng sinh Minh Long trong buổi ra mắt sản phẩm – Ảnh: LÊ SƠN
Theo các chuyên gia ẩm thực, bà nội trợ nên dựa vào đặc thù món ăn, cách chế biến, từ đó lựa chọn loại nồi phù hợp. Loại nồi nấu không phù hợp và kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến hương vị, chất dinh dưỡng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ.
Chọn nồi phù hợp với loại thức ăn
Chị Nguyễn Thị Lụa (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết bên cạnh đủ loại nồi, chảo inox, nhôm và cả nồi gốm sứ truyền thống, gian bếp của gia đình chị hiện còn có thêm nồi sứ tráng men giúp chị rất hài lòng, nhất là những dịp đãi khách. Tùy vào loại món ăn, cách thức chế biến mà chị chọn dụng cụ nấu phù hợp.
Dù nung bằng nồi gốm sứ sẽ tốn công hơn vì nhiệt độ sôi cao nhưng một số món đặc trưng nấu bằng loại nồi này sẽ ngon hơn hẳn.
“Chẳng hạn như tôi sẽ sử dụng nồi kim loại để làm những món chiên, xào… Ngược lại, những món như cá kho tộ, thịt kho tiêu hay cả món hầm thì tôi đều sử dụng nồi gốm vì khi ăn sẽ thấy đậm đà hương vị hơn, thịt cá ăn cũng cảm thấy tươi hơn” – chị Lụa cho biết
Trong khi đó, chị Nguyễn Mai Phương (quận Thủ Đức) cho biết rất chuộng các loại nồi gốm, sứ bởi tính năng giữ nhiệt tốt nên giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn. Trong tủ bếp nhà chị đủ các loại nồi sứ để kho cá, kho thịt, nấu canh, hấp củ quả và cả nấu cơm…
Theo chị Phương, với loại nồi sứ này, chị không còn lo lắng về các nguy cơ gỉ sét hay axit và kiềm trong thức ăn nếu lưu lại qua đêm sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. “Với thịt hay cá kho, nồi sứ được đậy kín và dày nên mỗi khi “om” thức ăn, gia vị đều thấm sâu, đảm bảo cho món ăn mềm, giữ được hương vị tự nhiên” – chị Phương nói.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (ĐH Quốc gia Hà Nội), trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm xoong, nồi, chảo làm từ các nguyên liệu khác nhau như nhôm, inox, gang, đất, sứ tráng men… Nhiều bà nội trợ quen sử dụng những đồ gia dụng làm từ nhôm, inox chiếm tỉ lệ rất cao bởi những ưu điểm như chi phí thấp, truyền nhiệt tốt, tiết kiệm thời gian…
Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại nồi này không đúng cách hay sản phẩm không đạt chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ.
Trong khi đó, ThS Bùi Thị Minh Thủy (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) cho rằng nồi đất cũng là một lựa chọn khá an toàn, thành phần tự nhiên của đất có chứa các ion nên khó bị thôi nhiễm. Đặc biệt, những loại nồi đất, nồi sứ tráng men chất lượng sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe hơn, hương vị và chất lượng món ăn được nguyên vẹn, rất tốt cho sức khoẻ.
“Đây là lý do vì sao từ xưa nay ông bà ta lại dùng nồi sứ để nấu thuốc bắc, thuốc nam. Tuy nhiên, nồi sứ lại dễ vỡ, khả năng truyền nhiệt kém và không nấu được trên bếp từ” – ông Côn chia sẻ.
Bảo vệ sức khoẻ với nồi dưỡng sinh
Với nhiều đặc tính vượt trội như: nung ở nhiệt độ cao, nguyên liệu đất hiếm thiên nhiên, không chì, không cadmium, độ sốc nhiệt lên đến 8000C, được tăng cường bức xạ hồng ngoại…, nồi sứ dưỡng sinh Minh Long phát huy nhiều tính năng đặc biệt trong nấu ăn, đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ gia đình:
• Luộc và hấp không cần nước, giữ trọn vẹn dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa.
• Chiên ở nhiệt độ thấp (khoảng 130OC), giảm các nguy cơ đối với sức khỏe.
• Hầm rất nhanh mềm, tiết kiệm nhiên liệu.
• Kho hương vị thơm ngon hơn, không sinh độc tố.
• Nấu chín nhanh, chín mềm, vị ngon lành và đậm đà.
Món ngon không chỉ nhờ nguyên liệu
Nhà giáo ưu tú Triệu Thị Chơi, nổi tiếng với các giáo trình dạy nữ công gia chánh, khẳng định rằng trong gian bếp của bà nội trợ, những chiếc nồi là trợ thủ đắc lực để cho ra những món ngon và lành.
Trong kỹ thuật nấu ăn người ta thường hay đề cập đến nguyên liệu, gia vị, tài năng của đầu bếp nhưng ít ai nghĩ đến vai trò của những chiếc nồi, đó là phương tiện nấu ăn để đảm bảo cho ra những món ăn ngon.
“Từ trước đến nay, chúng ta vẫn quen với các nồi kim loại do không có nhiều lựa chọn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận nhiều món ăn chỉ có thể giữ được hương vị ngon nhất nếu sử dụng bằng nồi đất” – bà Chơi nói, đồng thời cho biết muốn chế biến các món ngon, lành thì nồi đất là gợi ý số một.
Thực tế, nồi đất không quá khó nấu, càng xài lâu càng thấy rắn chắc và mượt mà hơn, đặc biệt là cho các món hầm, kho… Nhiều bà nội trợ đang quay trở lại xu hướng này khi thị trường có thêm nhiều loại nồi đất để lựa chọn.
Theo nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương – Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam, phần lớn các món ăn truyền thống Việt Nam có cách nấu chậm như: kho, um, rim, om…; các món này sẽ đạt đến hương vị khi nấu ở nhiệt độ vừa phải, ổn định. Đó cũng là khẩu vị yêu thích nói chung của người Việt. Nhiệt độ nấu âm ỉ, kéo dài sẽ hạn chế sự bay hơi của các tinh dầu trong gia vị khiến gia vị thấm sâu vào món ăn, làm món ăn thêm thơm ngon, đậm đà.
Các bà nội trợ cần lưu ý các loại nồi kim loại nói chung có nhiệt độ khi nấu tăng nhanh, khả năng giữ nhiệt cũng thấp. Vì vậy, một số món ăn muốn chín mềm, đậm đà thì nên dùng nồi bằng đất. Còn nếu muốn nấu những món nhanh chóng như chiên, xào thì chọn nồi inox, kim loại chất lượng.
“Việc lựa chọn nồi nấu ăn phù hợp cũng là một bí quyết để tạo ra những bữa ăn thơm ngon, hấp dẫn” – bà Sương khẳng định.