28/11/2024

Vì sao bạn hay mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào?

Mệt mỏi có thể là kết quả của tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn, nhưng nó cũng thường liên quan đến những điều nhỏ nhặt trong các hoạt động hằng ngày.

 

Vì sao bạn hay mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào?

Mệt mỏi có thể là kết quả của tình trạng sức kho tiềm ẩn, nhưng nó cũng thường liên quan đến những điều nhỏ nhặt trong các hoạt động hằng ngày. 

 
 
 

Đôi khi bạn cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức, nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Đôi khi bạn cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức, nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống   Ảnh minh họa: Shutterstock

 

Dưới đây là những nguyên nhân gây mệt mỏi khá dễ khắc phục.
 
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, khoảng 15% phụ nữ và 10% nam giới cho biết họ cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức trong vòng 3 tháng qua. Nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống. Chỉ cần điều chỉnh một chút là chúng ta lại tràn đầy năng lượng ngay, theo Greatist.

1.Nhiều chuyện phải suy nghĩ nên mệt!

Căng thẳng chỉ là một phần của cuộc sống nhưng căng thẳng mạn tính góp phần vào tất cả các loại khó chịu về thể chất và cảm xúc. Căng thẳng quá khiến cơ thể dễ bị bệnh, đau đầu, căng cơ và lo âu. Nó có thể cản trở chất lượng giấc ngủ và góp phần gây ra mệt mỏi, theo Greatist.
 
Khắc phục: Cố gắng giảm căng thẳng bằng các hoạt động tập thể dục và chánh niệm như thở sâu, thư giãn cơ, thiền, tự xoa bóp, tập thể dục, yoga… để có giấc ngủ ngon hơn.

2.Lạm dụng nước tăng lực

Đồ uống tăng lực cung cấp đường và caffeine, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến cho những người cần tỉnh táo. Nhưng chúng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau đó, theo Greatist.
 
Khắc phục: Một số cách khác để tăng năng lượng như trà và cà phê - ít caffeine hơn và có thể kiểm soát lượng đường thêm vào. Hoặc cắn hạt hướng dương, uống nước nhiều hơn mỗi khi cần tỉnh táo.

3.Mệt nên không tập thể dục, không tập thể dục nên lại hay mệt

Bất kể bạn mệt ra sao, thực tế là tập thể dục cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn, có thể làm giảm mệt mỏi, theo Greatist.
 
Khắc phục: Thử các loại vận động nhẹ nhàng như đi bộ 20 phút ở cường độ thấp đến trung bình, hay các bài tập như nhảy, chống đẩy, squats và phổi để tăng cường năng lượng.

4.Giấc ngủ kém chất lượng

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, giấc ngủ không ngon nếu mất hơn 30 phút để ngủ, thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm hoặc thức hơn 20 phút sau khi tỉnh giấc giữa đêm.
 
Khắc phục: Thực hiện một vài sửa đổi thói quen ban ngày như ngủ trưa dưới 20 phút. Tránh chất caffeine và nicotine trước khi ngủ, không ăn quá no, uống rượu trước giờ ngủ. Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái.

5.Đồ ngọt

Carb tinh chế trong đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ uống có đường… bơm glucose thẳng vào máu, cung cấp năng lượng nhanh chóng. Nhưng sự tăng đột biến ấy dẫn đến sự sụt giảm lượng đường và năng lượng không thể tránh khỏi trong máu, dẫn đến mệt mỏi sau đó, theo Greatist.
 
Khắc phục: Để có năng lượng bền vững, chọn carb kết hợp protein và chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn với bơ hạt, trái cây…

6.Vấn đề ở ruột

Một nghiên cứu trên bệnh nhân nhạy cảm với thực phẩm và hội chứng ruột kích thích cho thấy họ có nhiều khả năng cảm thấy các triệu chứng mệt mỏi, và được xác định với các tuyên bố sau:
 
– Các sự kiện hằng ngày bình thường rất căng thẳng đối với tôi.
– Tôi không thể cung cấp nhiều hỗ trợ về mặt cảm xúc cho gia đình như tôi nên làm.
– Tôi phải giảm bớt khối lượng công việc và trách nhiệm của mình.
– Tôi không thể hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực thể chất.
Nghe có vẻ quen? Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn khó chịu thì chúng sẽ góp phần vào sự mệt mỏi mạn tính của bạn.
Nếu có những triệu chứng này sau khi ăn các loại thực phẩm cụ thể, hãy hỏi bác sĩ về tình trạng không dung nạp thực phẩm: đầy hơi, đau nửa đầu, đau đầu, khò khè, sổ mũi, đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt, dị ứng, cảm thấy hơi mệt/khó chịu trong cơ thể.
Khắc phục: Điều trị không dung nạp thực phẩm có thể cải thiện mức năng lượng và sức khỏe tổng thể của bạn.

7.Đồng hồ sinh học

Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 giờ/đêm. Nếu thường xuyên không ngủ đủ giấc, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm, suy giảm chức năng miễn dịch, tăng đau, suy giảm chức năng…, theo Greatist.
 
Khắc phục: Làm thế nào để tạo nhịp sinh học đều đặn?
– Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày (cả cuối tuần).
– Giới hạn ngủ trưa chỉ từ 15 – 20 phút.
– Thực hiện một hoạt động nhẹ nhàng nào đó sau bữa tối.
– Tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
– Tránh vọc điện thoại, máy tính 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.
– Giữ cho phòng ngủ tối.

8.Nạp năng lượng

Chế độ ăn thiếu calo có khả năng thiếu vi chất dinh dưỡng giữ cho hệ thống của bạn hoạt động tốt. Hạn chế calo làm giảm mức năng lượng và ức chế các chức năng khỏe mạnh của cơ thể. Chế độ ăn kiêng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm suy yếu quá trình trao đổi chất, theo Greatist.
 
Khắc phục: Ăn no, ăn đủ chất, đủ calo để cơ thể dồi dào sức sống.

9.Protein

Trong một nghiên cứu, sinh viên đại học Hàn Quốc ăn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và đậu hơn 2 lần/ngày thì mức độ mệt mỏi thấp hơn và ngược lại, theo Greatist.
 
Khắc phục: Cố gắng ăn protein chất lượng cao như cá (đặc biệt là những loại giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ albacore và cá trích), gà không da, sản phẩm sữa, đậu, các loại hạt.
 
10.Nước
 
Nước rất quan trọng đối với mọi bộ phận của cơ thể, do đó, mất nước sẽ khiến bạn uể oải.
 
Khắc phục: Cảnh giác với các triệu chứng mất nước (khát, da khô, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đi tiểu giảm). Uống nước nhiều hơn để chống lại sự mệt mỏi, ngay cả khi bạn không tập thể thao.

Những tình trạng y tế khác cũng có thể gây ra mệt mỏi bất thường

Ghé thăm bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây đang làm bạn suy sụp: thiếu máu, chứng ngưng thở lúc ngủ, suy giáp, bệnh celiac, hội chứng mệt mỏi mạn tính, bệnh tiểu đường, bệnh sốt tuyến/viêm họng bạch cầu (glandular fever), phiền muộn, hội chứng chân không yên, lo âu, theo Greatist.
 
 
 
TẠ BAN