Nhật Bản tăng cường khí tài quân sự
Trước những diễn biến đáng ngại trong khu vực, Nhật Bản đang ra sức mua sắm, chế tạo thêm nhiều vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại.
Nhật Bản tăng cường khí tài quân sự
Trước những diễn biến đáng ngại trong khu vực, Nhật Bản đang ra sức mua sắm, chế tạo thêm nhiều vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại.
Theo giới truyền thông, Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) lên kế hoạch đặt mua hệ thống tên lửa SeaRam và máy bay chiến đấu tối tân F-35, đóng tàu khu trục mang trực thăng 22DDH, xây dựng hệ thống vệ tinh quân sự… để đối phó mối đe doạ từ Trung Quốc và cả CHDCND Triều Tiên.
Tậu SeaRam
Theo tạp chí quốc phòng Jane’s Defense Weekly, Nhật đã quyết định trang bị hệ thống tên lửa SeaRam do Công ty Raytheon (Mỹ) sản xuất cho tàu 22DDH sắp đóng, thay thế hệ thống pháo phòng không trên tàu hải quân Phalanx, bị cho là đã cũ kỹ. Thực chất SeaRam là sự kết hợp giữa radar của Phalanx và giàn phóng 11 tên lửa đất đối không tầm gần Rim-116 Ram. Đây sẽ là lần đầu tiên hệ thống phòng không này được trang bị cho tàu chiến không phải của Mỹ.
SeaRam cũng có thể tiêu diệt các tàu chiến, máy bay diệt hạm… với 11 tên lửa có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu một lúc. Đây là ưu thế vượt trội mà hệ thống Phalanx đành “ngậm ngùi” chào thua. Hệ thống SeaRam sử dụng máy phóng tên lửa 11 nòng, được trang bị radar tìm kiếm số hoá sóng ngắn J, radar đeo bám xung-Doppler… Tên lửa Rim-116 Ram là sự kết hợp giữa động cơ, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và hệ thống dẫn đường của tên lửa vác vai Stinger. Nếu xét về tầm bắn, tên lửa Ram bắn xa tới 7,5 km, xa hơn rất nhiều so với khoảng cách khiêm tốn 2 km của Phalanx.
Sắm F-35
Việc nhiều nước, nhất là Trung Quốc, đang tăng cường lực lượng không quân, ra sức nghiên cứu máy bay mới và máy bay không người lái đã khiến Nhật hết sức lo ngại. Bộ Quốc phòng Nhật thừa nhận nếu không chuẩn bị ứng phó những thay đổi về không quân trong khu vực sẽ mang lại bất lợi cho nước này. Vì thế,
Hệ thống vệ tinh và tên lửa thông minh
Ngày 23.9, Nhật phóng thành công vệ tinh tình báo Optical 4 lên quỹ đạo, theo Kyodo News. Đây là một phần trong hệ thống vệ tinh quân sự của
Một số chuyên gia phân tích rằng việc xây dựng hệ thống vệ tinh quân sự sẽ là một công cụ đắc lực cho Nhật: vừa tăng cường khả năng thu thập tình báo thông tin về các hành động quân sự của Trung Quốc, vừa giám sát được tên lửa của CHDCND Triều Tiên và lại chia sẻ được những tin tức tình báo với Mỹ.
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng hệ thống vệ tinh quân sự, Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh cải tiến các tên lửa phóng vệ tinh của mình. Theo website của Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), nước này đang nghiên cứu chế tạo tên lửa thông minh Epsilon có khả năng tự dò tìm và khắc phục sự cố.
Tên lửa phóng vệ tinh hoạt động bằng các dòng điện điều khiển hướng của động cơ đẩy. Các tên lửa hiện nay không có khả năng ngăn chặn sự tăng vọt điện áp hay điều chỉnh dòng điện để không bay chệch hướng, đồng thời cũng không có khả năng tự khắc phục sự cố. Trong khi đó, Epsilon được kỳ vọng có khả năng làm cả hai việc này nhờ hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Website Jaxa.jp của JAXA dẫn lời người đứng đầu chương trình Epsilon Yasuhiro Morita cho hay đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và có ba tầng, dự kiến dài khoảng 24m, nặng 91 tấn. Trước mắt, nó được thiết kế để đưa vệ tinh có trọng lượng từ 500 – 1.200 kg lên quỹ đạo thấp của trái đất. Tiến sĩ Morita cũng khẳng định chi phí chế tạo Epsilon sẽ thấp hơn tới 25% so với loại tên lửa M-V mà Nhật Bản đang sử dụng, đồng thời thao tác vận hành cũng dễ hơn.
Thách thức cùng Hyuga và 22DDH
Trong khi Trung Quốc chỉ vừa cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên của nước này hồi đầu tháng 8, Nhật Bản đã lẳng lặng tự đóng và đưa vào sử dụng 2 tàu khu trục hạng nặng có khả năng mang máy bay trực thăng lớp Hyuga từ tháng 3.2009, theo tờ Straits Times. Với hình thức bên ngoài giống tàu sân bay hạng nhẹ với sàn tàu phẳng cùng hệ thống chỉ huy, giám sát, liên lạc hiện đại, tàu lớp Hyuga được coi là trung tâm đầu não cho các hoạt động từ chiến đấu chống tàu ngầm cho đến các nỗ lực cứu hộ thiên tai. Ngoài ra, Hyuga còn được thiết kế như tàu hộ tống phục vụ cho đội tàu nhỏ, thực hiện chức năng chỉ huy và điều khiển trong khi vận hành máy bay trực thăng.
Tàu Hyuga, chiếc đầu tiên của lớp Hyuga, dài 197m, độ rẽ nước 18.000 tấn. Tàu có khả năng mang ít nhất 11 trực thăng, đồng thời có thể tiếp nhận 4 chiếc trực thăng SH-60K, cất cánh hoặc đáp xuống gần như đồng thời, có hầm chứa máy bay… Hyuga cũng được trang bị hệ thống bắn thẳng đứng Mk-41 với 14 nòng, dùng để phóng tên lửa chống máy bay và tên lửa chống hạm. Ngoài ra nó còn được trang bị 2 hệ thống pháo cận phòng Phalanx 20 mm, cùng ống phóng ngư lôi 12,75 inch. Những loại máy bay cất cánh thẳng đứng như F-35B, Harrier… cũng có thể hạ cánh dễ dàng xuống Hyuga.
Nhưng do vẫn chưa hài lòng với Hyuga nên Công ty IHI Marine United của Nhật tuyên bố sẽ bắt đầu đóng chiếc 22DDH đầu tiên vào năm 2012 và dự kiến đóng 2 tàu loại này với chi phí ước tính 1,04 tỉ USD/chiếc. Theo tờ Asahi Shimbun, 22DDH cũng là tàu khu trục mang máy bay trực thăng nhưng lớn hơn tàu lớp Hyuga. Tàu 22DDH có chiều dài 249m, độ rẽ nước 24.000 tấn, có sức chứa 400 binh sĩ, 14 máy bay, 50 xe tăng, được trang bị hệ thống phòng không SeaRam của Mỹ. Ngoài việc mang theo máy bay trực thăng, 22DDH còn có thể chứa các loại máy bay chiến đấu cánh cố định như F-18 Super Hornet và Typhoon. Sau khi được hoàn thành, đây sẽ là tàu chiến nổi lớn nhất của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Giới chức quân đội Nhật cho biết 22DDH sẽ được sử dụng đa mục đích: tác chiến chống tàu ngầm, hỗ trợ chi viện hậu cần…