23/11/2024

“Ngành công nghiệp” cướp biển Somalia

Cướp biển Somalia đang sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cao như hệ thống định vị toàn cầu, điện thoại vệ tinh, radar dò tìm mục tiêu… để phục vụ hoạt động đánh cướp trên biển

“Ngành công nghiệp” cướp biển Somalia

Đã qua rồi thời của những tên hải tặc Somalia nghèo đói đi cướp những con tàu đánh cá trong vùng biển này. Giờ là chuyện của hải tặc Somalia kinh doanh siêu lợi nhuận bằng việc tấn công các tàu thương mại trên vịnh Aden và Ấn Độ Dương.

Theo Cục Hàng hải quốc tế (IMB), trong quý 1-2011 tổng cộng 142 vụ cướp biển đã xảy ra, tăng mạnh so với mức 67 vụ cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số vụ xảy ra ngoài khơi Somalia là 97, gần gấp ba con số 35 của ba tháng đầu năm 2010. Tổ chức quốc tế Tương lai một trái đất (OEF) ước tính trong năm 2010, nạn cướp biển gây tổn thất khoảng 7-12 tỉ USD.

Cướp biển Somalia là nguyên nhân của 95% tổng thiệt hại này. Trong đó, phí bảo hiểm lên tới 3 tỉ USD, chi phí chuyển tuyến đường hàng hải để tránh những khu vực nguy hiểm như vịnh Aden khoảng 2,4-3 tỉ USD. Các hãng tàu cũng đầu tư 363 triệu – 2,5 tỉ USD để trang bị các thiết bị an ninh cho tàu thuyền. Hoạt động tuần tiễu của lực lượng hải quân các nước ngoài khơi Somalia gây tốn kém 2 tỉ USD. Hiện tại cướp biển Somalia đang cầm tù hơn 20 chiếc tàu hàng và hơn 600 thuỷ thủ các nước làm con tin.

Cướp biển có sàn chứng khoán

Các hãng tàu phải trả tổng cộng 148 triệu USD tiền chuộc tàu và thuỷ thủ trong năm 2010. Hoạt động béo bở này dư sức nuôi sống 1.500 tên cướp biển từ nay đến năm 2016, như ước tính của Geopolicity, một tổ chức nghiên cứu đặt tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Theo báo cáo của OEF và Geopolicity, số tiền chuộc trung bình phải trả cho cướp biển Somalia với mỗi con tàu bị đánh cướp tăng dần từ 150.000 USD năm 2005 lên 2 triệu USD năm 2009 và 5,4 triệu USD năm 2010.

Chuyên gia Rudolph Atallah thuộc Công ty tư vấn White Mountain Research cho biết khi nhận được tiền chuộc, cướp biển Somalia chia 50% cho “các nhà đầu tư”, giữ lại 30%, chia 10% cho những người cung cấp tàu bè và đám tay sai canh chừng con tin, 10% cho các trưởng bản trong vùng.

Số tiền chuộc này cũng được dùng làm vốn đầu tư vào các ngành kinh doanh nhỏ tại Somalia hay vào các nước láng giềng: mở một quán cà phê mạng, một cửa hàng bán quần áo may sẵn hay đầu tư vào địa ốc tại Nairobi ở Kenya, như Hội Các nhà báo điều tra châu Phi (FAIR) cho biết.

Theo điều tra, từ năm 2009 cướp biển Somalia đã thành lập một dạng sàn giao dịch chứng khoán ở thị trấn Harardheere, cách Mogadishu khoảng 400km, nhằm thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào hoạt động cướp biển để thu lợi nhuận. Sàn giao dịch này hoạt động 24/24. Một cựu cướp biển ở Harardheere tên Mohammed cho biết ban đầu sàn giao dịch này có 15 “công ty hàng hải” niêm yết, nhưng hiện nay đã lên tới 72. “Các công ty bán cổ phần cho tất cả mọi người – Mohammed nói – Và tất cả, dù hoạt động trên biển hay trên đất liền, đều có thể tham gia bằng cách cung cấp tiền mặt, vũ khí hoặc các thiết bị chuyên dụng. Chúng tôi biến việc cướp biển trở thành hoạt động cộng đồng”.

Ông trùm của sàn giao dịch Harardheere là tay cướp biển tên Mohammed Hassan Abdi, có biệt danh “Mồm to”. Abdi và con trai Abdiqaadir điều hành sàn giao dịch và cũng là những tay cướp biển khét tiếng nhất trong vùng.

Hoạt động cướp biển đã biến Harardheere từ một làng chài nhỏ thành một thị trấn đầy những chiếc xe hơi sang trọng. Một cảnh sát địa phương tên Mohamed Adam cho biết: “Ngành kinh doanh liên quan đến cướp biển đã trở thành hoạt động kinh tế chính của vùng và người dân địa phương sống dựa vào cướp biển”. Ông Adam cho biết chính quyền địa phương cũng nhận được một phần lợi nhuận từ cướp biển để đầu tư vào trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng công cộng khác. Nhiều quán cà phê, cửa hàng quần áo… mọc lên từ tiền ăn cướp.

Nhà chức trách Somalia cũng nghi ngờ một số ngân hàng lớn ở Somalia tiếp tay cho hoạt động tài chính của cướp biển.

Cướp biển công nghệ cao

Giới chuyên gia hàng hải cho biết cướp biển Somalia đang sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cao như hệ thống định vị toàn cầu, điện thoại vệ tinh, radar dò tìm mục tiêu… để phục vụ hoạt động đánh cướp trên biển. Trong đó thiết bị phổ biến là hệ thống định dạng tự động (AIS) dùng để phát hiện tàu thuyền trên biển. Bọn cướp biển cũng sử dụng Internet để truy cập blog của các công ty hàng hải nhằm xác định địa điểm tàu chở hàng trên biển. Phần lớn hạ tầng công nghệ của cướp biển Somalia tập trung tại thành phố Eyl, nơi được mệnh danh là “thủ đô cướp biển của thế giới”.

“Điều quan trọng nhất đối với cướp biển Somalia là thu thập thông tin về các con tàu: giá trị của chúng, giá trị hàng hoá, số lượng thuỷ thủ… – chuyên gia Andrew Mwangura thuộc Chương trình hỗ trợ hàng hải Đông Phi (EASAP) cho biết – Chúng sử dụng công nghệ hàng hải trong các chiến dịch hằng ngày”. Theo các chuyên gia, bọn cướp biển sử dụng thông dịch viên để dịch thông tin thu thập được từ thiết bị dò tìm và chuyên viên xâm nhập những trang web như trang web của IMB để tìm hiểu các chiến lược ngăn chặn chúng. “Cướp biển Somalia đang ngày càng trở nên hiện đại hơn” – chuyên gia nghiên cứu khủng bố Peter Lehr thuộc Trường ĐH St. Andrews (Scotland) khẳng định.

Để đối phó với cướp biển Somalia, nhiều quốc gia đang cho phép tàu chở hàng được trang bị vũ khí. Diễn đàn quốc tế Nhóm liên lạc về cướp biển Somalia (CGPCS), hình thành năm 2009 theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cho biết sẽ xây dựng một hệ thống dữ liệu ADN, tên tuổi, hộ chiếu… của cướp biển Somalia vào cuối năm tới. Mục tiêu nhằm ngăn chặn dòng tiền đổ vào hoạt động cướp biển.

Ông Phan Văn Hiền (người dân ngụ số 9/24 Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp) cho rằng nhiều NVS, thùng rác công cộng hiện nay “có cũng như không”. NVS và thùng rác phải đặt ở những nơi có nhiều khách vãng lai và ở các mặt tiền đường chính, để tiện dụng cho khách sử dụng, tránh suy nghĩ vì sợ làm xấu cảnh quan mà phải đặt ở góc khuất, trong hẻm như hiện nay. Bởi nếu thiết kế đẹp và giữ vệ sinh sạch sẽ thì cũng không ảnh hưởng tới mỹ quan.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, NVS là chuyện “nhỏ nhưng không nhỏ”. Chuyện nhỏ là bởi chấn chỉnh hoặc đầu tư mới không quá tốn kinh phí và công sức. Nếu các địa phương thiếu vốn để đầu tư thì kêu gọi xã hội hoá. Còn không quyết liệt làm tới nơi tới chốn, chuyện nhỏ này sẽ thành chuyện lớn. Đối với du khách nước ngoài, NVS là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi bước vào một nhà hàng hay phòng khách sạn, cái mà họ kiểm tra đầu tiên là NVS như thế nào. Khách Việt Nam cũng đã thay đổi, không còn giống trước. Cho nên, nếu NVS dơ bẩn, hình ảnh du lịch Việt Nam sẽ mất điểm. “Việc NVS đã được nêu ra, nhưng đánh trống bỏ dùi, do những nhà quản lý chưa thật sự tâm huyết. Tôi từng phàn nàn với lãnh đạo ngành du lịch một số địa phương là NVS ở nhiều trạm dừng chân bẩn thỉu quá, thì làm sao khách dám mua quà lưu niệm, làm sao du lịch địa phương phát triển được”, ông Mỹ phát biểu.