11/01/2025

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đâu là nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng?

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đâu là nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng?

‘Với biến thể Delta, tốc độ nhiễm bệnh nhanh hơn rất nhiều so với chủng cũ, khoảng thời gian này dao động chỉ từ 3 – 5 ngày’. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khoẻ để xem thêm nội dung này!
Biến thể Delta có thể lây truyền trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đến 2 ngày /// Shutterstock
Biến thể Delta có thể lây truyền trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đến 2 ngày SHUTTERSTOCK
Thanh thiếu niên, lứa tuổi nào cần tiêm vắc xin Covid-19 nhất?;  Ít vận động có thể tăng gấp 7 lần nguy cơ đột quỵ; Những người sống thọ nhất thế giới ăn uống như thế nào?… là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới 1.9 với tin tức sức khỏe.

Phải chăng đây là nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng?

Tính đến thời điểm hiện tại, Delta là một trong những biến thể nguy hiểm, làm gia tăng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đâu là nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng? - ảnh 1

Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao và dễ lây lan hơn  SHUTTERSTOCK

Theo những phát hiện mới nhất, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao và dễ lây lan. Khác với chủng ban đầu, biến thể này có thể có sự khác biệt về trình tự bộ gien, điều này có thể cho phép chúng vượt qua hoặc gắn sâu hơn vào các tế bào khỏe mạnh.
Đó là lý do tại sao biến thể Delta có khả năng lây nhiễm và lây truyền cao hơn so với chủng ban đầu.
Tốc độ nhiễm bệnh nhanh hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng biến thể Delta sao chép và nhân lên với tốc độ nhanh hơn nhiều so với chủng ban đầu. Điều này làm cho người bệnh dễ dẫn đến các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn.
Đối với chủng ban đầu, thời gian từ khi tiếp xúc với vi rút đến khi nhiễm bệnh và bắt đầu lây nhiễm mất khoảng 5 – 6 ngày, dao động từ 5 – 8 ngày. Tuy nhiên, với biến thể Delta, tốc độ nhiễm bệnh nhanh hơn rất nhiều so với chủng cũ, khoảng thời gian này dao động chỉ từ 3 – 5 ngày. Thông tin tiếp theo về biến thể Delta sẽ có trên trang sức khỏe ngày 1.9.

Thanh thiếu niên, lứa tuổi nào cần tiêm vắc xin Covid-19 nhất?

Trong nhóm thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, nhóm 16, 17 tuổi có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao nhất.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đâu là nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng? - ảnh 2

Trong nhóm thanh thiếu niên, nhóm 16, 17 tuổi có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao nhất  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Theo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, các trường hợp nhiễm virus corona tiếp tục gia tăng ở thanh thiếu niên trên khắp nước Mỹ. Và lứa tuổi từ 16 đến 17, đang phải đối mặt với tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao nhất.
Tính đến ngày 21.8.2021, lứa tuổi 16, 17 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất không chỉ trong số thanh thiếu niên, mà trong tất cả các nhóm tuổi, dựa trên số lượng ca nhiễm Covid-19 hằng tuần của CDC Mỹ.
Có một số yếu tố giải thích tại sao thanh thiếu niên có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao hơn: Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao và lứa tuổi này có nhiều khả năng gặp gỡ người khác, đặc biệt là trong mùa hè, tiến sĩ Georges Benjamin, giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế công cộng Mỹ, giải thích. Hơn nữa, thanh thiếu niên cũng là đối tượng ít được tiêm chủng nhất. Những nguyên nhân tiếp theo lý giải cho việc thanh thiếu niên có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao sẽ có trên trang sức khỏe ngày 1.9.

Ít vận động có thể tăng gấp 7 lần nguy cơ đột quỵ

Do phải ở nhà vì dịch Covid-19 nên không ít người dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí như xem tivi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây phát hiện xem tivi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 7 lần.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đâu là nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng? - ảnh 3

Ngồi xem tivi, chơi game, dùng máy tính quá nhiều có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ  SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Calgary (Canada) thực hiện. Họ đã theo dõi sức khỏe của khoảng 143.000 người trưởng thành.
Tất cả những người khi bắt đầu tham gia nghiên cứu đều không có tiền sử bị ung thư, tim mạch hoặc đột quỵ. Thời gian theo dõi sức khỏe trung bình của họ là 9,4 năm. Trong quá trình đó, tổng cộng 2.965 người bị đột quỵ. Những người ngồi nhiều, nằm nhiều, ít vận động sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Cụ thể, những người dành nhiều hơn 8 giờ/ngày cho các hoạt động ngồi hay nằm yên một chỗ như xem tivi, dùng máy tính, chơi game sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gấp 7 lần so với người có tập thể dục và chỉ dành 4 giờ/ngày cho các hoạt động trên. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm thông tin hữu ích này!
VI PHÚC
TNO