23/01/2025

Hy vọng mới về vắc xin cho các nước đang phát triển

Hy vọng mới về vắc xin cho các nước đang phát triển

Ngân hàng Thế giới (World Bank) và cơ chế COVAX ra tay đẩy nhanh phân phối vắc xin cho các nước đang phát triển bằng nỗ lực mới.
Một người Kenya được tiêm vắc xin Covid-19 dưới cơ chế COVAX /// Reuters
Một người Kenya được tiêm vắc xin Covid-19 dưới cơ chế COVAX REUTERS
Hãng Reuters ngày 26.7 đưa tin Ngân hàng Thế giới và cơ chế COVAX vừa công bố cơ chế tài chính nhằm đẩy mạnh nguồn cung vắc xin Covid-19 cho các nước đang phát triển.
Cơ chế mới sẽ giúp COVAX đặt mua trước vắc xin với giá cạnh tranh hơn từ các hãng, dựa trên tổng hợp nhu cầu của các nước, sử dụng nguồn tài chính từ Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển đa phương khác.
“Tiếp cận vắc xin vẫn là thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển đối diện nhằm bảo vệ người dân của họ trước tác động về y tế, xã hội và kinh tế của đại dịch”, theo Chủ tịch World Bank Dadvid Malpass.
“Cơ chế này sẽ đem đến những nguồn cung mới và cho phép các nước tăng tốc mua vắc xin. Nó còn giúp minh bạch về nguồn vắc xin có sẵn, giá, và lịch trình phân phối”, ông cho biết.
World Bank đã đồng ý với COVAX sẽ giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận thêm vắc xin Covid-19, bên cạnh các liều trợ cấp hoàn toàn đã nhận. Cơ chế mới được đưa ra giữa cảnh báo gia tăng về tiến độ tiêm vắc xin chậm tại các nước thu nhập thấp.
Theo Bloomber, thế giới đã tiêm 3,85 tỉ liều vắc xin tại 180 nước và vùng lãnh thổ, với tiến độ mới nhất là khoảng 33,7 triệu liều/ngày.
Chỉ 1,1% dân số tại các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 mũi so với 26,9% tổng dân số toàn cầu, theo số liệu của trang thống kê Our World in Data.
KHÁNH AN
TNO