23/12/2024

Nguy cơ Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân ở Biển Đông

Nguy cơ Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân ở Biển Đông

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc dường như sẵn sàng tăng cường sức mạnh vũ khí hạt nhân đến Biển Đông – nơi nước này thường xuyên có nhiều hoạt động gây quan ngại.

 

Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của Trung Quốc có thể đã hoạt động tại Biển Đông /// Ảnh: AFP
Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của Trung Quốc có thể đã hoạt động tại Biển Đông ẢNH: AFP
Cuối tháng 5, tờ Hoàn Cầu thời báo, một phiên bản của tờ Nhân dân nhật báo – trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài viết kêu gọi nước này “tăng số lượng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí răn đe hạt nhân trên biển đối với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm xuyên lục địa”.

“Dàn hợp ca” mở đường

Lý do được đưa ra là “nhằm ngăn chặn các hành động quân sự tiềm tàng của quân đội Mỹ”. Cụ thể hơn, bài viết cho rằng: “Mỹ đã gây áp lực quân sự lớn hơn đối với Trung Quốc, điều động tàu chiến và máy bay chiến đấu tới Biển Đông và eo biển Đài Loan với tần suất ngày càng tăng”.

Mỹ muốn NATO thắt chặt quan hệ với Nhật

Tại cuộc họp trực tuyến ngày 1.6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi những người đồng cấp khối NATO hãy củng cố quan hệ với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực nếu muốn tăng cường năng lực của khối trong thời gian tới, theo Kyodo News. Ông Blinken liệt kê những quốc gia mà NATO cần mở rộng quan hệ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc.
Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ sự ủng hộ việc Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nỗ lực đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc và mối đe dọa từ Nga – điều mà theo Washington là “những thách thức có hệ thống” đối với sự tồn tại của NATO.
H.G

“Washington tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực, nên Bắc Kinh phải đáp trả”, đó là “tông điệu” khá quen thuộc trong những năm gần đây của truyền thông Trung Quốc và những chuyên gia “hữu hảo” của nước này.

Điển hình, hồi giữa tháng 5, TS Mark J.Valencia, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia của Trung Quốc về Biển Đông, đăng bài viết trên tờ South China Morning Post với tựa đề US-China race for surveillance supremacy in South China Sea risks a needless clash (tạm dịch: Cuộc chạy đua Mỹ – Trung về năng lực giám sát Biển Đông có nguy cơ dẫn đến đụng độ không cần thiết).
Trong bài viết, ông Valencia bình luận rằng Mỹ và Trung Quốc chạy đua triển khai các khí tài dùng để giám sát Biển Đông. Qua đó, tác giả biện minh việc Bắc Kinh liên tục tăng cường khí tài giám sát đến vùng biển này chỉ nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách với Mỹ. Và rồi, tác giả không ngần ngại khoe “thành tựu” của Bắc Kinh: “Hệ thống do thám, trinh sát và thu thập thông tin tình báo mà Trung Quốc thiết lập ở Biển Đông có thể giúp Bắc Kinh sớm điều động tàu ngầm hạt nhân để tạo nên “một pháo đài trên biển với khả năng răn đe hạt nhân”.
Nguy cơ Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân ở Biển Đông

Oanh tạc cơ H-6 của Chiến khu Nam bộ Trung Quốc trong một lần tập trận ẢNH: CHINAMIL.COM.CN

Mưu đồ từ sớm

Trong khi đó, thực tế ngay cả trước khi Washington tăng cường hoạt động quân sự tại các vùng biển trong khu vực, Bắc Kinh đã theo đuổi một chương trình dài hơi để bành trướng sức mạnh vũ khí hạt nhân ở Biển Đông. Bình luận với Thanh Niên từ lâu, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson) đã chỉ ra các mối nguy hạt nhân ở Biển Đông.

Malaysia triệu tập đại sứ Trung Quốc

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 2.6 cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc về việc 16 máy bay quân sự nước này có hoạt động “đáng ngờ” trên Biển Đông. Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein của Malaysia cho biết sẽ gửi công hàm phản đối và yêu cầu Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia giải thích về hành vi “xâm phạm không phận và chủ quyền”. “Việc có quan hệ ngoại giao hữu nghị với bất kỳ nước nào không có nghĩa là chúng tôi sẽ thỏa hiệp trong vấn đề an ninh quốc gia”, ông Hishammuddin tuyên bố.
Ngày 31.5, không quân Malaysia phát hiện máy bay của Trung Quốc cách bờ biển của Malaysia chỉ 60 hải lý và buộc phải điều máy bay tiêm kích để giám sát. Máy bay Trung Quốc không liên lạc với kiểm soát không lưu khu vực dù bị yêu cầu nhiều lần. Đại sứ quán Trung Quốc trước đó cho biết các máy bay trên đang tiến hành bay huấn luyện định kỳ, “tuân thủ nghiêm ngặt” luật pháp quốc tế và không xâm nhập không phận của các nước khác.
Đông A

Trong đó, mối nguy đầu tiên là vài năm qua Trung Quốc đã triển khai oanh tạc cơ H-6 và một số dòng máy bay tiêm kích đa nhiệm như J-10, J-11 ở Biển Đông. Các loại chiến đấu cơ này đều có thể mang theo bom, tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân.

Theo ông Nagao, Bắc Kinh từng tiết lộ tên lửa Đông Phong 21 (DF-21) sẽ có phiên bản được phóng từ oanh tạc cơ dòng H-6. Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch này vào năm 2025 và tầm bắn của DF-21 lên đến 3.000 km. DF-21 là 1 trong 2 loại tên lửa mà Trung Quốc hồi năm ngoái từng bắn thử ra Biển Đông. Đây cũng là loại tên lửa đạn đạo có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Mối nguy thứ 2 phải kể đến chính là tàu ngầm hạt nhân. Theo một báo cáo gửi lên quốc hội Mỹ hồi năm 2020, Trung Quốc đang có khoảng 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Sau khi báo cáo trên được công bố, cuối tháng 4.2020, truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động thêm 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang theo tên lửa đạn đạo tích hợp đầu đạn hạt nhân. Hai tàu này được cho là bản nâng cấp mới của tàu ngầm Type-094 (lớp Tấn) có độ choán nước khoảng 11.000 tấn.
Thực tế, từ vài năm qua, Ấn Độ đã lên tiếng lo ngại việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo hải trình thì nhiều khả năng trước khi đến Ấn Độ Dương, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông.
Tháng 9.2019, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ. Trả lời Thanh Niên về diễn biến này khi đó, PGS Stephen Robert Nagy (thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) lo ngại UAV có thể giúp Trung Quốc thu thập các thông tin về địa hình trong lòng biển, độ sâu, dòng chảy…
“Đó là những cơ sở quan trọng để Bắc Kinh triển khai các phương tiện, thiết bị dưới mặt nước để kiểm soát khu vực. Qua đó, Trung Quốc có thể triển khai và đẩy mạnh hoạt động tàu ngầm”, ông Nagy đánh giá.
Như vậy, sau quá trình dài chuẩn bị, nhiều khả năng Bắc Kinh đã sẵn sàng tăng cường sức mạnh vũ khí hạt nhân ở Biển Đông. Các bài viết trên dường như nhằm lèo lái dư luận để Trung Quốc bắt đầu tham vọng vừa nêu.
NGÔ MINH TRÍ
TNO