23/01/2025

Mỹ – Nhật lại sắp liên thủ lên án Trung Quốc

Mỹ – Nhật lại sắp liên thủ lên án Trung Quốc

Nhiều khả năng, tại Đối thoại Shangri La dự kiến diễn ra từ ngày 4 – 5.6 sắp tới, đại diện của Mỹ và Nhật sẽ cùng nhau lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động của Trung Quốc.
 Đội hình tàu chiến Mỹ, Nhật, Úc và Pháp tập trận ngoài khơi Nhật Bản ngày 14.5 /// 	Ảnh: US Marine
Đội hình tàu chiến Mỹ, Nhật, Úc và Pháp tập trận ngoài khơi Nhật Bản ngày 14.5 ẢNH: US MARINE
Những ngày qua, tờ Hoàn Cầu thời báo, một phiên bản của tờ Nhân dân nhật báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, liên tục đăng tải nhiều bài bình luận chỉ trích các hoạt động của “bộ tứ kim cương” (gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ) cũng như việc Anh và Pháp tăng cường phối hợp hoạt động với “bộ tứ” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo – Pacific).

“Ăn miếng trả miếng”

Ngày 18.5, tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin nhóm tàu chiến Trung Quốc gồm tàu khu trục Nam Kinh, tàu hộ tống Dương Châu và 1 tàu hậu cần ngày 16.5 đã vượt eo biển Miyako. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nhật, Úc và Pháp tổ chức chương trình tập trận chung từ ngày 11 – 16.5, trong đó có tập trận ở biển Hoa Đông. Vì thế, dù Bắc Kinh không thừa nhận nhưng hoạt động của nhóm tàu chiến Trung Quốc ngày 16.5 được xem là đòn “ăn miếng trả miếng” của Trung Quốc trước Mỹ và đồng minh.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ kêu gọi tẩy chay Olympic Mùa đông 2022

Mỹ - Nhật lại sắp liên thủ lên án Trung Quốc

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi  ẢNH: REUTERS

 

Reuters dẫn lời Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trong cuộc điều trần lưỡng đảng ngày 18.5, kêu gọi tẩy chay Olympic Mùa đông diễn ra tháng 2.2022 ở Bắc Kinh. Nhà lãnh đạo này muốn “các quốc gia hàng đầu từ chối tham dự Thế vận hội” và nói nguyên thủ quốc gia nên tránh đến sự kiện. Bà Pelosi cũng chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền.
Đáp lại, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Lưu Bằng Vũ nói nỗ lực của Mỹ trong việc can thiệp vào Thế vận hội sẽ thất bại. Thời gian qua, nhiều nghị sĩ Mỹ đòi tẩy chay Olympic Mùa đông 2022 hoặc đổi nơi tổ chức, đồng thời chỉ trích các tập đoàn Mỹ không lên tiếng về chuyện bông vải Tân Cương.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh vừa cáo buộc Washington đe dọa hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan sau khi tàu chiến của hải quân Mỹ đi qua nơi này. Reuters ngày 19.5 dẫn lời người phát ngôn của Chiến khu Đông bộ Trung Quốc phản đối việc Mỹ đưa tàu qua eo biển Đài Loan. Vị này nói Washington đang “gửi tín hiệu sai lầm, cố tình làm gián đoạn tình hình khu vực, gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”. Trước đó, hải quân Mỹ thông tin tàu khu trục USS Curtis Wilbur đã đi qua eo biển Đài Loan ngày 18.5.
Đông A

Trong một diễn biến khác, CNA ngày 18.5 dẫn thông báo từ Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh) cho hay Đối thoại Shangri La năm nay vẫn sẽ diễn ra từ ngày 4 – 5.6 tại Singapore. Năm ngoái, sự kiện này – vốn do IISS tổ chức thường niên và thường xuyên xảy ra “khẩu chiến” giữa 2 phái đoàn của Mỹ và Trung Quốc – đã bị hủy bỏ do tình hình dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, tờ The Straits Times ngày 11.5 đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ tham dự Đối thoại Shangri La sắp tới, đồng thời được mời có bài phát biểu chính cho sự kiện. Ngoài ra, Reuters đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng sẽ tham dự sự kiện trên và có chuyến công du đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á trong cương vị đứng đầu Lầu Năm Góc.
Trả lờiThanh Niên ngày 19.5, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thuộc hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) dự báo tại Đối thoại Shangri La lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ nhấn mạnh việc Washington quay trở lại hợp tác với cộng đồng quốc tế và rằng Mỹ muốn là bạn của tất cả các quốc gia.
“Sự thịnh vượng của châu Á đã được thúc đẩy suốt 50 năm hòa bình và ổn định, vốn được thiết lập dựa trên việc tuân thủ các chuẩn mực hành vi quốc tế. Mỹ muốn làm bạn với tất cả các quốc gia, nhưng sẽ không cho phép những kẻ bắt nạt thống trị bất kỳ phần nào của hệ thống quốc tế. Đó là những nguyên tắc mà Mỹ đã bảo vệ trong 30 năm qua”, ông Schuster đánh giá.
Cũng trả lời Thanh Niên ngày 19.5, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) dự báo: “Tại Đối thoại Shangri La sắp tới, nhiều khả năng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ có bài phát biểu phối hợp với bài phát biểu chính tại sự kiện do Thủ tướng Nhật Suga trình bày. Cả hai sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực Indo – Pacific tự do và rộng mở, đồng thời ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”.
“Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như đối với Đài Loan sẽ được nêu rõ ràng. Thậm chí, Bộ trưởng Austin và Thủ tướng Suga có thể sẽ nhấn mạnh cam kết trong việc cung cấp hàng hóa công cho khu vực để thúc đẩy sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng”, PGS Nagy phân tích thêm.
Không những vậy, theo ông, thông điệp trên sẽ cộng hưởng sâu sắc với diễn biến tại cuộc họp G7 diễn ra vào giữa tháng 6 tới ở Anh, nơi 4 thành viên của “bộ tứ kim cương” sẽ gặp nhau bên lề, để tái nhấn mạnh thông điệp rằng 4 nước có tư tưởng sẽ chống lại hành vi bành trướng của Trung Quốc. “Bộ tứ” phối hợp cung cấp hàng hóa công và ngoại giao mạnh mẽ hơn cho Indo – Pacific.
“Đáp lại, Trung Quốc có thể sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ và nhấn mạnh rằng Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ có tâm lý Chiến tranh Lạnh. Bắc Kinh sẽ cho rằng các liên minh của họ đã lỗi thời. Bắc Kinh cũng sẽ nêu bật điều mà họ cho là thành công của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, và trưng ra chính sách ngoại giao vắc xin như bằng chứng về ý định hòa bình của Trung Quốc”, PGS Nagy đặt vấn đề và cho rằng: “Tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc và mong muốn có được chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn và hợp tác cụ thể của Mỹ trong khu vực thông qua “bộ tứ”, điển hình là Nhật Bản”.
NGÔ MINH TRÍ
TNO