24/12/2024

Mỹ ‘đang cân nhắc’ giúp nước nghèo tự bào chế vắc xin Covid-19

Mỹ ‘đang cân nhắc’ giúp nước nghèo tự bào chế vắc xin Covid-19

Mỹ chưa nới lỏng bảo hộ bằng sáng chế vắc xin Covid-19, nhưng sẽ thảo luận với WTO về việc chia sẻ công bằng.
Việc dỡ bỏ bằng sáng chế giúp các nước tự sản xuất vắc xin Covid-19 đang gây tranh cãi /// AFP
Việc dỡ bỏ bằng sáng chế giúp các nước tự sản xuất vắc xin Covid-19 đang gây tranh cãi AFP
Hãng AP ngày 3.5 đưa tin Mỹ sẽ đối thoại với WTO nhằm đảm bảo việc tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19 trên thế giới, nhưng lại chưa tỏ ý về cam kết dỡ bỏ vấn đề bảo hộ bằng sáng chế.
Nhà Trắng đang chịu áp lực từ các nghị sĩ trong nước cũng như chính phủ các nước về việc tham gia nỗ lực dỡ bỏ quy định về bằng sáng chế, nhằm giúp các nước nghèo có thể tự bào chế vắc xin để tiêm phòng cho người dân.
Mỹ bị chỉ trích vì quá tập trung tiêm phòng cho người dây Mỹ, nhất là khi nguồn cung ứng vắc xin không theo kịp nhu cầu.
Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai sẽ đối thoại với WTO về “cách để vắc xin phân phối, nhượng quyền và chia sẻ rộng hơn”, theo Chánh văn phòng Nhà Trắng Ron Klain.
Ông Klain và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết chính phủ Mỹ sẽ thông báo nhiều hơn về vấn đề này trong những ngày tới.
Nỗ lục kêu gọi nới lỏng bảo hộ bằng sáng chế vắc xin Covid-19 đang được dẫn đầu bởi Nam Phi và Ấn Độ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa đồng ý, dù một quan chức cho hay “ưu tiên hàng đầu của Mỹ là cứu mạng người và chấm dứt đại dịch”.

Trong vài tuần qua, bà Tai đã gặp lãnh đạo các hãng sản xuất vắc xin như Moderna, Pfizer và AstraZeneca để thảo luận về vấn đề trên. Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala xem vấn đề vắc xin là ưu tiên và đang thảo luận về giải pháp, trong đó bà đề xuất tạm dỡ bỏ bảo hộ bằng sáng chế.

Tuy nhiên, Phòng Thương mại Mỹ lại phản đối “niềm tin sai lầm rằng quyền sở hữu trí tuệ có thể là rào cản đối với tiếp cận vắc xin Covid-19”. Tại Mỹ, hơn 104,7 triệu người đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19. Trong số 835 triệu liều đã tiêm trên toàn thế giới, 48% là tại các nước thu nhập cao và chỉ 0,1% tại 29 nước thu nhập thấp nhất, theo AFP.
KHÁNH AN
TNO