25/12/2024

Một sự thật ít được biết đến về nấc cụt: Có thể là bệnh nguy hiểm

Một sự thật ít được biết đến về nấc cụt: Có thể là bệnh nguy hiểm

Nấc cụt xảy ra khi cơ hoành và cơ quan hô hấp bị co thắt đột ngột, không tự chủ, thỉnh thoảng xảy ra ở hầu hết mọi người. Điều này làm cho dạ dày căng phồng và do đó xảy ra hiện tượng nấc cụt.
Thông thường nấc cụt kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và không có gì đáng lo ngại /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Thông thường nấc cụt kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và không có gì đáng lo ngại  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thông thường nấc cụt kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, khi cơn nấc cụt kéo dài đáng kể hoặc không bình thường, có thể là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Và ít người biết rằng, những cơn nấc cụt không ngừng có thể là dấu hiệu hiếm gặp của bệnh tim chết người, theo Express.
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số 1 trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của khoảng 17,9 triệu người mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Một trong những cách quan trọng nhất để tránh được cái chết này là nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn cho thấy có điều gì đó không ổn.
Không phải hễ lên cơn đau tim là luôn đau ngực, đau vai hoặc đau hàm một cách rõ ràng.
Mà rất nhiều người có các triệu chứng ít rõ ràng hơn, kể cả việc bị nấc cụt.
Một người, nếu gặp những cơn nấc cụt không dứt, có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh chết người này.
Bị nấc cụt dai dẳng hoặc khó chữa có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tổn thương cơ tim hoặc đau tim, theo Express.
Đây là một sự thật ít được biết đến về những tiếng nấc khó chịu này, vì vậy cần phải đi khám ngay nếu bị nấc cụt nghiêm trọng. Đó là khi nấc cụt kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần không dứt, theo Express.

Nghiên cứu nói gì?

Trong một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã nghiên cứu về nấc cụt là dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim mạn tính, theo Express.
Nghiên cứu lưu ý: “Bệnh nhân thiếu máu cơ tim mạn tính có thể có biểu hiện đau ngực khác với đau tim bình thường hoặc đau ở những vị trí ít liên quan như đau hàm, đau bụng hoặc đau lưng”.
Một sự thật ít được biết đến về nấc cụt: có thể là bệnh chết người1

Trong một số rất ít trường hợp, nấc cụt là dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim mạn tính  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

“Đôi khi bệnh nhân mô tả các triệu chứng thường không liên quan đến bệnh tim, như khó tiêu hoặc cảm thấy lạnh và ê ẩm, cũng có thể đau ngực hoặc không”.
“Nghiên cứu này còn mô tả hai biểu hiện bất thường của thiếu máu cục bộ cơ tim: thứ nhất là nấc cụt khó chữa kéo dài hàng tháng và triệu chứng thứ hai là nấc cụt khi gắng sức. Cả hai triệu chứng đều là biểu hiện bất thường của bệnh tim”, theo Express.

Chuyên gia nói gì?

Tiến sĩ Joshua Davenport, bác sĩ cấp cứu, tại New York (Mỹ), nói rằng không hiểu tại sao một số bệnh nhân đau tim lại có các triệu chứng rất kỳ lạ.
Nhiều người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường, có thể có những biểu hiện bất thường đối với các vấn đề về tim, ông giải thích.
Tiến sĩ Davenport cũng chỉ ra rằng, bình thường thì nấc cụt không có gì nghiêm trọng, và không phải là triệu chứng của đau tim, nhưng nếu kèm thêm các triệu chứng liên quan của cơn đau tim thì cần phải lưu ý.
Tiến sĩ Joshua Davenport nói thêm rằng, chỉ trong trường hợp ngoại lệ và rất hiếm gặp, thì nấc cụt mới là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim.

Tại sao bệnh tim có thể gây ra nấc cụt?

Tiến sĩ Davenport giải thích rằng, khi tim không nhận đủ ô xy do lưu lượng máu chảy qua động mạch ít đi, điều này có thể gây kích thích các dây thần kinh của cơ hoành, cơ dùng cho việc hít thở, nằm bên dưới tim.
Tiến sĩ David Johnson, giáo sư y khoa tại Trường Y Eastern Virginia ở Norfolk (Mỹ), nói thêm, nấc cụt là do cơ hoành co thắt, thường là ở bên trái.

Các nguyên nhân thông thường khác gây ra nấc cụt là gì?

Tiến sĩ Johnson cho biết, các lý do phổ biến hơn khiến các dây thần kinh chạy đến cơ hoành bị kích thích và gây ra nấc cụt là dạ dày căng phồng.
Các nguyên nhân khác là uống nhiều rượu hoặc soda, nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc, theo Express.
THIÊN LAN
TNO