09/01/2025

Đảo Guam trong mối đe doạ tên lửa từ Trung Quốc

Đảo Guam trong mối đe doạ tên lửa từ Trung Quốc

Giới chức quân sự Mỹ đang lo ngại nguy cơ các căn cứ quân sự nước này ở đảo Guam có thể trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa từ Trung Quốc.
Oanh tạc cơ B-1 Lancer, B-2 Spirit và B-52 ở căn cứ Andersen trên đảo Guam /// Ảnh: US AF
Oanh tạc cơ B-1 Lancer, B-2 Spirit và B-52 ở căn cứ Andersen trên đảo Guam  ẢNH: US AF
Vài ngày qua, truyền thông thế giới đưa tin về việc không quân Trung Quốc tung ra một đoạn video có nội dung mô phỏng oanh tạc cơ H-6K của nước này khai hỏa tấn công căn cứ quân sự Andersen của Mỹ ở đảo Guam. Đoạn video này được cắt ghép thêm hình ảnh từ phim của Hollywood.

Cơ sở chiến lược

Đoạn phim không khỏi gây chú ý khi xuất hiện vào thời điểm giới chức quân sự Mỹ vừa chỉ ra thực tế đảo Guam đang đối mặt đe dọa bởi tên lửa Trung Quốc.
Theo báo cáo cập nhật ngày 18.9, về hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, vừa được trình lên Quốc hội Mỹ, Guam đang đứng trước nhiều nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo. Báo cáo dẫn lời đô đốc Phil Davidson, Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) – hải quân Mỹ, cho rằng đảo Guam đang là nơi đặt rất nhiều khí tài, vũ khí, máy bay chiến đấu… trị giá nhiều tỉ USD.
Thực tế, căn cứ Andersen ở đảo Guam là nơi mà Mỹ liên tục sử dụng để đồn trú cho nhiều loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa như B-1 Lancer, B-2 Spirit và B-52. Nhiều tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu ngầm và cả tàu sân bay Mỹ cũng có thể được đồn trú tại Guam. Trong chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở mà Washington đang thực hiện nhằm đối phó sự trỗi dậy của Bắc Kinh, đảo Guam có vai trò quan trọng.

Nguy cơ rất thật

Trong khi đó, cũng theo đô đốc Phil Davidson, căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam đang đối mặt thách thức từ Trung Quốc.

Đảm bảo ngân sách

Trong khi đó, báo PNC Guam ngày 23.9 dẫn lời hạ nghị sĩ Mỹ Michael San Nicolas, đại diện đảo Guam ở Quốc hội, cho rằng các kế hoạch phòng thủ tên lửa cho đảo Guam vẫn đang được đảm bảo. Theo ông Nicolas, các cơ quan chính phủ và quốc hội đã có những khoản ngân sách cần thiết cho chương trình phòng thủ tên lửa ở đảo Guam, đồng thời một số đối thủ chính trị của ông đang thổi phồng quá mức về nguy cơ khẩn cấp và bịa đặt về việc thiếu cam kết tài trợ ngân sách cần thiết.

Thực tế, Trung Quốc gần đây thường xuyên quảng bá việc sở hữu các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa. Trong đó, truyền thông Trung Quốc còn gọi tên lửa đạn đạo Đông Phong 26 (DF-26) là “tên lửa diệt Guam” vì có tầm bắn 4.000 km, đủ sức từ Trung Quốc đại lục bắn đến đảo Guam. Cuối tháng 8, Trung Quốc đã bắn thử 2 tên lửa Đông Phong 21 (DF-21) và DF-26 tới Biển Đông. Một hành động được cho là nhằm răn đe cả hải quân Mỹ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm việc khai hỏa tên lửa DF-21 từ máy bay ném bom H-6K. Đây là dòng máy bay chiến đấu xuất hiện trong video mà không quân Trung Quốc tung ra ở trên.
Thời gian qua, Bắc Kinh liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Trong số các hạ tầng này, có cả nhà chứa máy bay, đường băng đủ sức đáp ứng cho máy bay thuộc dòng oanh tạc cơ H-6 hoạt động. Chính vì thế, từ Trường Sa, máy bay H-6K có thể dễ dàng cất rồi tiếp cận phóng tên lửa DF-21 đến đảo Guam. Như thế, đảo Guam có thể nằm trong tầm tấn công của tên lửa Trung Quốc được bắn từ đất liền lẫn máy bay.

Chiến lược ứng phó

Từ các thực tế trên, đô đốc Davidson cho rằng việc bảo vệ đảo này là rất cần thiết nên cần xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis phiên bản trên đất liền tại đây.
Trả lời Thanh Niên ngày 23.9, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng đề xuất của đô đốc Davidson là cần thiết.
“Không chỉ Trung Quốc mà CHDCND Triều Tiên đều có tên lửa đạn đạo đủ sức tấn công đến đảo Guam. Tuy nhiên, lâu nay “lá chắn” cho đảo Guam chủ yếu dựa vào các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Giờ đây, do chiến lược Indo-Pacific, Mỹ điều chiến hạm về phía tây Thái Bình Dương ngày càng nhiều hơn, nên không còn đủ số chiến hạm với hệ thống Aegis để phòng thủ cho đảo Guam”, cựu đại tá Schuster phân tích và cho rằng việc xây dựng hệ thống Aegis trên bờ là cần thiết cho đảo Guam.
HOÀNG ĐÌNH
TNO