23/01/2025

Số hoá hậu cần – thời cơ bứt phá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số hoá hậu cần – thời cơ bứt phá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nền kinh tế số tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, giữa giao hàng bưu kiện với công nghệ, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao trải nghiệm cùng với khả năng tiếp cận và sự thuận tiện cho khách hàng.
Công nghệ đang giúp hiện đại hóa ngành hậu cần /// Ảnh: Hoàng Đình
Công nghệ đang giúp hiện đại hóa ngành hậu cần  ẢNH: HOÀNG ĐÌNH
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt nhiều thách thức để theo kịp nhu cầu của khách hàng cũng như nâng cao trải nghiệm dịch vụ.

Huyết mạch của các doanh nghiệp

Theo một nghiên cứu toàn cầu của Công ty tư vấn PWC, 73% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng trải nghiệm của khách hàng là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của họ.
Trong đó, dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng là yếu tố quan trọng đối với trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, khi thương mại trực tuyến bùng nổ thì việc giao nhận và vận chuyển, lưu kho càng trở nên quan trọng.
Hậu cần có thể coi là huyết mạch của hầu hết DN. Thiết lập một mạng lưới tốt, và các giải pháp hiện đại, đa dạng sẽ giúp các DN đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách liền mạch. Các công cụ tự động tinh giản hóa quá trình phân phối và vận chuyển, tăng cường hiệu quả và lợi nhuận cho DN.

Kỷ nguyên ứng dụng công nghệ số

Ngày nay, các giải pháp kỹ thuật số có thể làm cho cuộc sống dễ dàng hơn và quá trình vận chuyển trở nên liền mạch hơn cho các SME. Ví dụ như công nghệ giờ đây cho phép xử lý giấy tờ quan trọng khi lô hàng đang trên đường. Điều này sẽ rất thuận tiện cho khách hàng vì nó có thể giúp họ tăng hiệu quả hoạt động và tiết kiệm thời gian với những giải pháp đơn giản để giảm thiểu sự chậm trễ tại hải quan, ngay cả đối với các lô hàng từ quốc tế được chuyển đi lần đầu tiên.

Fintech giúp SME tiếp cận nguồn vốn

Theo một phân tích được đăng tải trong tuần qua trên Diễn đàn kinh tế thế giới, đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến SME. Bởi trước khi đại dịch xảy ra, thì SME đã khó tiếp cận nguồn vốn. Đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển, chỉ 15% số SME tiếp cận được nguồn vốn tương xứng với nhu cầu của nhóm DN này.
Sau đại dịch, với sự khan hiếm hơn về nguồn vốn, SME càng khó đạt được nhu cầu vốn theo cách thức vay truyền thống. Trong bối cảnh đó, mô hình tài chính công nghệ (Fintech) sẽ giúp các SME tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Cụ thể như với Fintech, đơn vị cho vay có thể nhanh chóng sử dụng hệ thống máy tính để phân tích nguồn thu và chi của các SME nhằm dễ dàng cho ra quyết định cho vay, giải ngân trong 24 giờ kể từ khi nhận đề nghị vay. Các khoản vay được thực hiện linh hoạt hơn.
Hoàng Đình

Hay tại Singapore, công ty vận chuyển điều chỉnh cách thức giao dịch, kết hợp và rô bốt tự động hóa quá trình giao hàng (RPA). Nhờ vậy, khách hàng có thể ghép nối với điểm thu nhận hàng hoặc tủ khóa gần nhất được cung cấp trước khi bưu kiện đến. Khách hàng có thể có tùy chọn một địa điểm gần nhà hoặc gần nơi làm việc nhất và có thể linh hoạt việc nhận bưu phẩm tại thời gian và địa điểm phù hợp nhất với họ. Điều này giúp cho các DN có nhu cầu phát triển hệ thống giao hàng cuối cùng cung cấp thêm các tiện ích cho khách hàng của họ. Sau đó, nếu khách hàng có thêm thắc mắc, sẽ có các trợ lý ảo trực tuyến trên hệ thống giải đáp ngay lập tức. Và hệ thống càng trở nên thông minh hơn khi nhiều người sử dụng nó.

Những tiến bộ công nghệ, rô bốt tích hợp, cảm biến và Internet vạn vật (IoT) giúp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa lớn đến các bưu kiện nhỏ. Khi theo dõi thời gian thực của các lô hàng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể xác định tuyến xe tải dựa trên điều kiện đường sá hiện tại; xe tự hành có thể dỡ, xếp và tải lại container nhanh hơn; giải pháp vận chuyển theo chuỗi có thể giảm thời gian vận chuyển và tăng tốc trong việc thanh toán.
Ngoài ra, rô bốt giao hàng cũng đang nhanh chóng được đưa vào sử dụng, giúp các nhà bán lẻ thực hiện giao hàng trong cùng ngày và đến điểm đích cuối cùng. Những người máy này đã có mặt ở một số thành phố của Mỹ. Chúng có thể điều hướng lề đường, tìm kiếm các lối rẽ phù hợp và leo lên cầu thang. Việc sử dụng các thuật toán và công nghệ máy học an toàn cho người đi bộ như LiDAR, người máy có thể thực hiện việc giao hàng lên tới hàng dặm mà vẫn an toàn và hiệu quả.
Từ những nền tảng đó, ngành dịch vụ hậu cần đang khẳng định vai trò trong nền kinh tế số rộng lớn hơn. Đó là cơ sở cho sự bùng nổ của nền kinh tế số, mà theo ước tính thì chỉ riêng thị trường ASEAN dự kiến vượt mức 240 tỉ USD vào năm 2025.

Karen Reddington

(Chủ tịch FedEx Express – Khu vực châu Á – Thái Bình Dương)