Liên tục điều chiến hạm, oanh tạc cơ đến Biển Đông
Ngày 30.4, website của Không quân Mỹ thông tin nước này vừa điều động máy bay ném bom B-1 Lancer cất cánh từ căn cứ Ellsworth (bang South Dakota, Mỹ), với sự hỗ trợ của máy bay tiếp nhiên liệu, đã bay đến Biển Đông. Đây là sứ mệnh phối hợp trong chương trình hành động của nhiều đơn vị tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Philippines phản đối Trung Quốc lập “quận” quản lý Hoàng Sa, Trường Sa
Tờ The Philippine Star dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) hôm qua (30.4) khẳng định chính phủ nước này “kịch liệt phản đối” vụ Trung Quốc ngày 18.4 lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” để quản lý
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Cũng theo tuyên bố, chính phủ Philippines phản đối và không công nhận việc Trung Quốc tự ý đặt tên cho một số thực thể trong quần đảo Trường Sa. Trước đó, ngày 19.4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” và tọa độ của 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông; phần lớn nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN.
DFA nhấn mạnh Philippines kêu gọi Trung Quốc tuân theo luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC).
Ngoài ra, thẩm phán về hưu Antonio Carpio, từng làm việc tại Tòa án tối cao Philippines, mới đây kêu gọi đóng cửa các Viện Khổng tử ở nước này cho đến khi Trung Quốc công nhận phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế bác bỏ “
đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, theo tờ Philippine Daily Inquirer.
Ông Carpio cho hay Trung Quốc có hai Viện Khổng tử ở Đại học Philippines và Đại học Ateneo de Manila, cảnh báo hai viện này “có thể truyền bá những thuyết sai lầm về đường chín đoạn (đường lưỡi bò)”.
Văn Khoa
Thông tin trên đồng nghĩa với việc đây là một chuỗi trong các hoạt động của Mỹ nhằm thể hiện cam kết trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trước đó, chuyên trang của hải quân Mỹ USNI News đưa tin tuần dương hạm USS Bunker Hill ngày 29.4 vừa hoạt động tự do hàng hải (FONOP) quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Hoạt động này được nhấn mạnh là nhằm phản ứng “yêu sách biển mang tính thâu tóm và phi pháp ở Biển Đông”.
Washington cho rằng yêu sách đó “gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do hàng hải và vùng trời tại các vùng biển”.
Trước đó một ngày, truyền thông quốc tế cũng đưa tin tàu khu trục Mỹ USS Barry vừa tiến hành FONOP ở Hoàng Sa. Đây là chuỗi hành động của Mỹ nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của
Trung Quốc đối với Biển Đông, vốn có thể gây ra những “mối đe dọa” cho khu vực.
Máy bay ném bom B1 rời căn cứ Ellsworth ngày 28.4 để đến Biển Đông
|
“Đừng đánh giá thấp Mỹ”
Trả lời Thanh Niên ngày 30.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) phân tích: “Gần đây, Trung Quốc liên tục có nhiều hành động gây rối trên Biển Đông nhân lúc hầu hết các nước đang ứng phó dịch bệnh
Covid-19. Cụ thể, Bắc Kinh đã điều tàu sân bay tập trận, tuyên bố thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận – huyện để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tàu hải cảnh Trung Quốc còn đâm chìm tàu cá Việt Nam… Khi hành động như vậy, dường như Bắc Kinh không chỉ muốn lấn át các nước trong khu vực, mà còn thể hiện cả thái độ đánh giá thấp sức mạnh
quân sự của Washington”.
Sẵn sàng đẩy lùi các hành động của Bắc Kinh
Washington đang muốn bảo đảm rằng Bắc Kinh không thể lợi dụng tình hình đại dịch
Covid-19 để gây rối ở Biển Đông khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang phải neo đậu ở Guam. Bằng cách điều chiến hạm thực thi FONOP, Mỹ đang gửi tín hiệu mạnh đến Trung Quốc rằng Washington sẵn sàng đẩy lùi các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng muốn gửi thông điệp đến các nước trong khu vực ASEAN rằng Washington vẫn giữ vững cam kết với khu vực và chống lại các hành vi bành trướng của Bắc Kinh. Đây là động thái quan trọng khi Trung Quốc ngày càng tỏ rõ tham vọng bá quyền ở vùng biển trong khu vực.
Từ thực tế trên, một số quốc gia trong ASEAN có thể không cần thiết phải phá vỡ quan điểm nhất quán không liên kết để đối đầu quân sự, mà chỉ cần tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trên quan hệ đối tác vì lợi ích chung. Cách thức này không thể xem là liên minh quân sự để đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản,
Học giả tại Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada)
TS Nagao nhận định Trung Quốc có thể đang cho rằng quân đội Mỹ đối phó với dịch bệnh Covid-19 lây lan trên một số chiến hạm như tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
“Chính vì thế, Mỹ cần chứng minh sức mạnh trước Trung Quốc. Và Washington đã không ngần ngại điều động lực lượng uy lực hiện diện trên Biển Đông để răn đe Bắc Kinh. Điển hình là việc Mỹ điều tàu đổ bộ tấn công USS America cùng 2 tàu chiến khác tập trận cùng tàu hộ tống của Úc trên Biển Đông mới đây. Tiếp theo là liên tục tiến hành FONOP ở cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa”, TS Nagao nhận định và cho rằng thông điệp của Mỹ rất rõ ràng: “Trung Quốc đừng đánh giá thấp Mỹ!”.
Thực tế, thông điệp từ phía Mỹ đã rất nhất quán và rõ ràng. TS Nagao phân tích thêm: “Giữa
tháng 4, sau khi tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, thì lần lượt Bộ Ngoại giao rồi Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra tuyên bố phản đối hành vi của Trung Quốc. Washington yêu cầu Bắc Kinh phải đồng hành cùng nỗ lực chung của quốc tế để chống dịch, chứ không phải lợi dụng cơ hội gây rối. Mỹ đang gửi thông điệp chính trị đến Trung Quốc. Nằm trong thông điệp này, Washington vừa điều động máy bay ném bom B-1 Lancer đến Biển Đông”.
Liên quan không quân Mỹ, theo ông Nagao, Lầu Năm Góc mới đây đã rút oanh tạc chiến lược B-52 khỏi đảo Guam. Những năm qua, B-52 có mặt ở đảo Guam nhằm thể hiện cam kết của Washington đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng giờ đây tên lửa của Trung Quốc đã có thể đe dọa nhiều hơn đối với đảo Guam. Vì thế, Washington rút B-52 khỏi đảo Guam. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Mỹ không còn cam kết với khu vực.
Việc đưa B-52 về lại lục địa Mỹ đã được khẳng định là theo kế hoạch luân phiên. Và khi Bắc Kinh có những hành động gây rối, Washington đã lập tức điều động oanh tạc cơ B-1 đến Biển Đông như một cách nhấn mạnh việc giữ vững cam kết đối với châu Á – Thái Bình Dương, và thậm chí là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như chiến lược Nhà Trắng đặt ra những năm qua. Sau khi điều máy bay B-1 tham gia tập trận cùng Nhật Bản để “nhắc nhở” Triều Tiên và Nga, thì Mỹ lại điều oanh tạc cơ loại này đến Biển Đông để cảnh báo Trung Quốc.
“Tất cả nhằm thể hiện rằng Washington không chỉ giữ vững cam kết đối với khu vực, mà còn đảm bảo sức mạnh quân sự”, ông Nagao kết luận.