Các nhân viên tại Bệnh viện Pitié-Salpêtrière ở Paris cùng nhau bắt chước tác phẩm “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci.
Như một cách duy trì sự quan tâm của công chúng với các tác phẩm nghệ thuật và giúp mọi người tránh nhàm chán trong thời gian cách ly tại nhà, bảo tàng này công bố một thử thách trên phương tiện truyền thông xã hội với 4 quy tắc đơn giản: chọn một tác phẩm nghệ thuật, tìm ba vật phẩm trong nhà, bắt chước lại tác phẩm và chia sẻ kết quả.
Ngay lập tức, hàng triệu tác phẩm được gửi về với đủ phong cách: hài hước, bi kịch, châm biếm, ngợi ca và cả đả kích. Mọi vật dụng tưởng như vô tri trong nhà như chổi lau, sọt rác bỗng chốc trở thành đạo cụ tác nghiệp đắt giá.
Công tước và nữ công tước xứ Urbino của Piero della Francesca (khoảng 1465 đến 1472) với tác phẩm “nhái” của cặp đôi John và Jill Crace.
Alana Archer (British Columbia) với tác phẩm “Tôi và vẹt của tôi của Frida Kahlo” (1941)
Lady with Fan của Gustav Klimt (1918) do Arielle Krebs bắt chước.
Chăn, gối, và tác phẩm Đêm đầy sao của Vincent van Gogh (1889) do dFi Erlangen (Đức) tái tạo.
Một tác phẩm của Edgar Degas (1878) do Nadezhda Romanova (Nga) tham gia thử thách. Qua thử thách này có thể thấy sức sáng tạo và thẩm mỹ tiềm ẩn trong mỗi người. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nghệ sĩ, đều có thể tạo nên những tác phẩm độc đáo theo phong cách của riêng mình.
Nhiều tác phẩm trong số ấy nhận được sự tán thưởng nhờ sự sáng tạo và đầu tư. Trong ảnh là Julia Timoshkova (Nga) với chiếc khăn màu vàng và vô số bánh quy để bắt chước tác phẩm Chân dung Adele Bloch-Bauer I (hay Người đẹp vàng ròng) của Gustav Klimt (1907).
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng tham gia vào thử thách này. Bé Katia Cordova (Pháp) được bố mẹ tạo dáng bắt chước tác phẩm “La Inmaculada Concepción de los Venerables, o de Soult” của nghệ sĩ người Tây Ban Nha Bartolomé Esteban Murillo.
Tác phẩm “Madame Roulin” ( La Berceuse ) của Vincent van Gogh (1889) được Maurizio Dondi (Ý) bắt chước.
Một cặp đôi người Thụy Điển bắt chước bức tranh “Salvador Dalí và Gala” theo phong cách hài hước và lập dị chẳng kém họa sĩ Nikola Golubovski.
Một tác phẩm của họa sĩ Egon Schiele được bắt chước khá giống bản gốc.
“Người uống rượu Áp-xanh” của Pablo Picasso (1901).
Có ai nhận ra đây là tác phẩm Tiếng thét của Edvard Munch (1893).
Chàng trai Dalma Csenge Dénes bắt chước bức vẽ “Chân dung Armada” (Elizabeth I) của George Gower (1588)
Học sinh từ Học viện Saint Dominic (New Jersey, Mỹ) nhanh chóng bắt theo thử thách và có thành quả bất ngờ.