Bác sĩ ơi: Thổi nồng độ cồn có bị lây nhiễm vi rút Corona không?

Mấy ngày nay mọi người đang lo lắng việc lây nhiễm vi rút Corona nCoV. Trong đó, tôi thắc mắc, như việc thổi nồng độ cồn (để kiểm tra nồng độ cồn), liệu có thể lây nhiễm vi rút Corona không? (Bùi Hải Minh, 41 tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai)

 

Bác sĩ ơi: Thổi nồng độ cồn có bị lây nhiễm vi rút Corona không?

Mấy ngày nay mọi người đang lo lắng việc lây nhiễm vi rút Corona nCoV. Trong đó, tôi thắc mắc, như việc thổi nồng độ cồn (để kiểm tra nồng độ cồn), liệu có thể lây nhiễm vi rút Corona không? (Bùi Hải Minh, 41 tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai)

 
 
 
 

Một người được CSGT kiểm tra nồng độ cồn /// Ảnh: Vũ Phượng

Một người được CSGT kiểm tra nồng độ cồn   Ảnh: Vũ Phượng

 

 
Theo thạc sĩ – bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng Bộ môn Nhiễm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM): Vi rút Corona lây qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn (dịch tiết như nước bọt, nước mũi) của người nhiễm bệnh; hoặc gián tiếp qua đụng chạm, sờ tay vào các vật dụng có dính dịch tiết, giọt bắn, các chất trong vùng hầu họng có mang vi rút, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng.
 
Như vậy, không hít phải giọt khí dung có chứa vi rút Corona thì không bị mắc bệnh.
 
Khi thổi nồng độ cồn, ống thổi được thay mới, dùng riêng mỗi ống cho từng người sẽ tốt, giảm nguy cơ lây bệnh.
 
Dụng cụ, máy đo nồng độ cồn có van một chiều không? Nếu dụng cụ đo có van một chiều chỉ cho dòng khí đi vào máy mà không cho dòng khí đi ngược ra thì tốt, giảm thêm nguy cơ lây lan nếu có nguồn bệnh.
 
Hiện nay, chưa có tài liệu, thông tin nào đề cập đến việc có người bị lây vi rút Corona sau khi thổi vô máy đo nồng độ cồn. Nếu sợ lây nhiễm nCoV từ dụng cụ đo nồng độ cồn thì cảnh sát giao thông sẽ có nguy cơ cao hơn vì là người giữ, tiếp xúc trực tiếp và liên tục với máy khi thi hành công vụ. Mặt khác, khi thi hành công vụ, cảnh sát giao thông cũng khó thực hiện việc rửa tay thường xuyên.
 
Cảnh sát giao thông cũng cần phải có khẩu trang và được trang bị nước rửa tay diệt khuẩn khi thi hành công vụ đo nồng độ cồn.
 
Tối 5.2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế (ngày 4.2) đã có công văn gửi đến Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến về việc sử dụng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có thể lây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nCoV hay không.
 
Theo Bộ Y tế: Việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tương tự như đối với các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân. Đến nay trên thế giới và cả Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm của các loại hình giao tiếp trên. Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như dùng riêng ống thổi cho từng người, sát khuẩn thiết bị đo, lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của CSGT thì sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm.
 
Tại những thời điểm có dịch bệnh như dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV hiện nay, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình, yêu cầu. Lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ cần áp dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và nCoV nói riêng cho bản thân và người dân.
 
Đồng thời, theo diễn biến và các mức độ nguy cơ của dịch bệnh (ví dụ như khi công bố dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp), Bộ Công an báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định phương án thích hợp cho việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông để đáp ứng yêu cầu, phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
 
Bộ Y tế cũng kiến nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế để rà soát, cập nhật hoàn thiện hướng dẫn quy trình, thao tác khi thực hiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở, bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng, chống dịch bệnh.
 
 
 
KHẢI LINH 

 

TNO