25/12/2024

Lì xì thời 4.0

Lì xì là nét văn hoá từ xa xưa và ngày nay lì xì tết bằng công nghệ đang dần trở nên phổ biến.

 

Lì xì thời 4.0

Lì xì là nét văn hoá từ xa xưa và ngày nay lì xì tết bằng công nghệ đang dần trở nên phổ biến.
 
 
 
 
 

 /// Ngọc Thạch
Ngọc Thạch
 
 

 
Còn nhớ cách đây gần 1 năm, chương trình “Lắc Xì – Lắc heo vàng nhận lì xì” của Ví MoMo đã tạo nên cơn sốt thu hút 5 triệu người tham gia (tăng 10 lần so với năm trước đó) với hơn 100 triệu lượt lắc.
 
Là trưởng phòng của một doanh nghiệp trên địa bàn quận 3 phụ trách khoảng 10 nhân viên, chị Bình cho biết đa số nhân viên ở tỉnh, thành phố khác nên tết đến là họ về quê. Chị Bình đã sử dụng SacombankPay lì xì cho nhân viên của mình sau thời khắc giao thừa năm trước qua điện thoại. Đó là một tấm thiệp có sẵn lời chúc trên app như “Tết hoan hỷ – tiền bạc tỉ”, “Mùng 1 sớm mai – trai theo dài dài; mùng 2 phát tài – tiền xài thoải mái”… cùng một số tiền may mắn tượng trưng: 68.000 đồng (Lộc Phát) hay 86.000 đồng (Phát Lộc)…
 
Không những thỏa mãn những nét văn hóa truyền thống, thanh toán qua điện thoại đang dần đi vào cuộc sống của người dân. Từ nhiều năm nay, chị Mỹ Kiều (32 tuổi, trú quận 6, TP.HCM) đẩy xe bán các loại nước trái cây tươi, nước ngọt đóng chai ở vỉa hè trên đường Bà Hom, quận 6. Cũng giống như bao chiếc xe bán nước ven đường khác, nhưng có thêm điểm đặc biệt là phía trên thực đơn nước dán cạnh xe đẩy là 3 cái nhãn dán mã vạch QR của Sacombank.
 
Vừa pha nước cho khách, chị Mỹ Kiều kể cách đây khoảng 4 tháng đã dán những mã vạch QR này để khách nào có điện thoại thì quét mã thanh toán tiền nước. Lúc đầu, các nhân viên văn phòng gần đó sử dụng là chủ yếu. Sau này, những khách vãng lai ghé mua nước thấy các mã QR dán trên xe nước, họ dùng điện thoại để quét thanh toán tiền nước thay vì lấy ra vài chục ngàn lẻ.
 
“Có QR rồi, khách quét mã QR, chưa kịp làm nước giao cho khách thì điện thoại báo tin nhắn số tiền đã vô tài khoản. Khá tiện lợi!”, chị hoan hỷ khoe.
 
Chưa kể so với thanh toán bằng tiền mặt, dùng các ứng dụng Fintech (financial technology – công nghệ trong tài chính) trả tiền hàng hóa dịch vụ còn được giảm giá, chiết khấu. Chẳng hạn, một tiệm cà phê trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM) bán ly cà phê giá 25.000 đồng, nếu khách thanh toán qua ví điện tử sẽ được chiết khấu 10%, còn 22.500 đồng.
 
Trong danh sách 100 công ty công nghệ – tài chính hàng đầu thế giới (2019 Fintech100 – Leading Global Fintech Innovators) do Công ty kiểm toán KPMG (Hà Lan) và Quỹ đầu tư tài chính H2 Ventures (Úc) thực hiện, Ví điện tử MoMo được vinh danh Top 50 công ty dẫn đầu, đứng cùng các tên tuổi khác như Ant Financial (Trung Quốc), JD Finance (Trung Quốc), Grab (Singapore), Go-Jek (Indonesia), Opendoor (Mỹ), Paytm (Ấn Độ), OakNorth (Vương quốc Anh)…
 
Công nghệ trong lĩnh vực thanh toán đang ngày càng bùng nổ. Số lượng công ty Fintech tham gia cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên thị trường năm 2016 khoảng 40 công ty thì nay đã lên 100 công ty.
 
 
 
THANH XUÂN 

TNO