24/11/2024

Bệnh viêm phổi lạ có dễ nhận biết, xét nghiệm mất bao lâu?

Ca bệnh viêm phổi lạ mới nhất vừa được ghi nhận tại Nhật Bản cho thấy nguy cơ lây lan rộng của bệnh này khi đã có 3 nước có người mắc bệnh. Làm sao phân biệt bệnh viêm phổi lạ, nếu xét nghiệm mất bao lâu?

 

Bệnh viêm phổi lạ có dễ nhận biết, xét nghiệm mất bao lâu?

Ca bệnh viêm phổi lạ mới nhất vừa được ghi nhận tại Nhật Bản cho thấy nguy cơ lây lan rộng của bệnh này khi đã có 3 nước có người mắc bệnh. Làm sao phân biệt bệnh viêm phổi lạ, nếu xét nghiệm mất bao lâu?


 

Bệnh viêm phổi lạ có dễ nhận biết, xét nghiệm mất bao lâu? - Ảnh 1.

Ngôi chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán – nơi bùng phát dịch bệnh – hiện đã bị đóng cửa – Ảnh: GETTY IMAGES

 

Theo Bộ Y tế, dù lây lan không nhanh, nhưng cho đến nay đã có 3 quốc gia ghi nhận bệnh nhân viêm phổi lạ là Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, chưa kể một số nơi khác có ca nghi nhiễm. 

Nguy cơ bệnh lây lan sang Việt Nam như thế nào, phòng bệnh ra sao khi dịp tết tới lượng người từ Trung Quốc đến Việt Nam du lịch rất đông?

Biểu hiện viêm phổi lạ khác gì những bệnh tương tự?

Theo ông Phan Trọng Lân – viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, về lâm sàng không dễ phân biệt bệnh viêm phổi mới này với các bệnh lây qua đường hô hấp có biểu hiện tương tự. Nhìn chung bệnh nhân bị bệnh có ho, sốt, sổ mũi, viêm phổi… tùy mức độ nhẹ đến nặng.

Việc xét nghiệm xác định bệnh nhân có phải mắc bệnh viêm phổi mới này hay không hiện cần gần 3 ngày, nhưng thời gian xét nghiệm sẽ rút ngắn xuống rất nhanh trong thời gian tới bởi hiện các nhà khoa học quốc tế đang nỗ lực để sớm rút ngắn thời gian xét nghiệm.

Về phòng bệnh viêm phổi lạ cũng như bệnh cúm và các bệnh lây qua đường hô hấp, các chuyên gia khuyến cáo không tiếp xúc gần với người đang có ho, hắt hơi, sổ mũi… Nếu trường hợp bắt buộc, nên đứng/ngồi song song và khoảng cách tối thiểu là 2m, nguy cơ lây bệnh sẽ giảm xuống rất thấp.

Chỉ đảm bảo ngăn được 60% nguy cơ

 

Mặc dù đã có 3 quốc gia ghi nhận bệnh nhân viêm phổi lạ, nhưng có 2 yếu tố khiến giới y khoa có thể khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng. Thứ nhất, chứng viêm phổi do chủng coronavirus mới hiện có biểu hiện trên lâm sàng không phải là quá nặng, có một bệnh nhân tử vong nhưng bệnh nhân đó có bệnh cảnh nền, là yếu tố làm tăng nặng biểu hiện bệnh. Thứ hai, hiện chưa có bằng chứng rõ rệt về việc lây truyền từ người sang người.

Chính vì vậy, giới chức y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng vệ cá nhân, như thường xuyên rửa tay sạch, sát trùng đường mũi họng, không tiếp xúc gần với người đang gặp các chứng viêm đường hô hấp cấp tính, nếu cần thiết thì cần đứng/ngồi song song và khoảng cách tối thiểu 2m như hướng dẫn trên.

Theo số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam, thành phố Vũ Hán có 17 triệu dân, Việt Nam cũng đang duy trì hoạt động của hàng chục đường bay quốc tế, việc phòng ngừa, giám sát với những người có sốt, có biểu hiện bệnh chỉ đảm bảo ngăn được 60% nguy cơ, còn 40% là “khoảng trống nguy cơ”. 

Trong dịp tết tới đây, khi giao thương, đi lại tiếp tục tăng, Bộ Y tế cho rằng nếu có các trường hợp mắc bệnh/nghi mắc bệnh, việc cách ly sẽ thực hiện như với người mắc bệnh cúm và viêm đường hô hấp thông thường.

Diễn biến bệnh viêm phổi lạ

Ngày 12-12-2019: ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngày 1-1-2020: đóng cửa chợ hải sản, nơi xuất hiện các ca bệnh.

Ngày 11-1: Trung Quốc xác nhận đã có ca tử vong do bệnh.

Ngày 13-1: Thái Lan thông báo có bệnh nhân mắc bệnh.

Ngày 15-1: Nhật Bản xác nhận ca bệnh.

Ngày 16-1: tổng cộng 61 bệnh nhân ở 3 nước.

 

 

L.ANH

TTO