24/11/2024

Năm 2020, tuyển sinh vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có gì đáng lưu ý?

Năm 2020, việc xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có gì đáng lưu ý ngoài việc tiếp tục chỉ tuyển thí sinh quốc tịch nước ngoài vào ngành tiếng Việt và văn hoá Việt Nam?

 

Năm 2020, tuyển sinh vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có gì đáng lưu ý?

Năm 2020, việc xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có gì đáng lưu ý ngoài việc tiếp tục chỉ tuyển thí sinh quốc tịch nước ngoài vào ngành tiếng Việt và văn hoá Việt Nam?

 

 

 

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM  /// Hà Ánh

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM   Hà Ánh

 

 

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố dự kiến phương án tuyển sinh 2020. Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết phương thức tuyển sinh năm tới của trường cơ bản giữ ổn định như năm 2019.

Theo dó, đối tượng tuyển sinh là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Phạm vi tuyển sinh trong cả nước, riêng ngành tiếng Việt và văn hoá Việt Nam chỉ tuyển thí sinh quốc tịch nước ngoài.

Năm 2020, trường sử dụng phương thức kết hợp xét tuyển và thi tuyển áp dụng cho ngành giáo dục thể chất và giáo dục mầm non, phương thức xét tuyển áp dụng cho tất cả ngành còn lại.

Trong đó, phương thức xét tuyển được thực hiện dựa trên 2 tiêu chí xét tuyển khác nhau.

Xét tuyển dựa vào tiêu chí kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 với tối thiểu 80% chỉ tiêu từng ngành. Với mỗi ngành học, trường sử dụng tổ hợp 3 môn hoặc 3 bài thi từ 5 bài thi của kỳ thi này để xét tuyển. Trong đó, bắt buộc có môn toán hoặc môn ngữ văn.

Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển (từng bài thi/môn thi chấm theo thang điểm 10) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐM3 + ĐUT

Trong đó:

ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

ĐM1, ĐM2, ĐM3: Điểm bài thi/môn thi thứ nhất, thứ hai, thứ ba theo tổ hợp xét tuyển;

ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT

Xét tuyển dựa vào tiêu chí học bạ lớp 12, với tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành. Với mỗi ngành học, xét tuyển dựa trên kết quả 3 môn học lớp 12 năm học 2019 – 2020 (tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển từng ngành). Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình của 3 môn học cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐM3 + ĐUT

Trong đó:

ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

ĐM1, ĐM2, ĐM3: Điểm trung bình lớp 12 của môn học thứ nhất, thứ hai, thứ ba theo tổ hợp xét tuyển;

ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT

Phương thức kết hợp xét tuyển và thi tuyển cũng có 2 cách dựa vào tiêu chí khác nhau.

Thứ nhất là xét tuyển dựa vào kết quả kì thi THPT quốc gia năm 2020 kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu. Phương thức tuyển sinh này chỉ áp dụng cho ngành giáo dục thể chất, giáo dục mầm non và chiếm tối thiểu 80% chỉ tiêu của từng ngành.

Điểm xét tuyển là tổng điểm 2 môn thi THPT quốc gia năm 2020 (theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển) với điểm thi năng khiếu do trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐNK + ĐUT

Trong đó:

ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

ĐM1, ĐM2: Điểm bài thi/môn thi thứ nhất, thứ hai theo tổ hợp xét tuyển;

ĐNK: Điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức

ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT

Thứ hai là xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu. Phương thức tuyển sinh này chỉ áp dụng cho các ngành giáo dục thể chất, giáo dục mầm non và chiếm tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành.

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình của 2 môn học lớp 12 năm học 2019 – 2020 (tương ứng với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển) với điểm thi môn năng khiếu do trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐNK + ĐUT

Trong đó:

ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

ĐM1, ĐM2: Điểm trung bình lớp 12 của môn học thứ nhất, thứ hai theo tổ hợp xét tuyển;

ĐNK: Điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức

ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT

Trường dự kiến xét 4.210 chỉ tiêu, thông tin từng ngành như bảng sau:

 

Năm 2020, tuyển sinh vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có gì đáng lưu ý? - ảnh 1

 

Ngoài ra, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển với các quy định riêng.

Trường dành tối đa 10% chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển cho các thí sinh. Theo đó, trường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Riêng đối với ngành giáo dục mầm non thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6.5 điểm trở lên.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng xét tuyển thẳng những thí sinh đã tốt nghiệp các trường THPT có xếp loại học lực lớp 12 chuyên năm học 2019 – 2020 từ giỏi trở lên và đạt một trong các điều kiện theo thứ tự ưu tiên sau vào ngành đúng hoặc ngành gần: Đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức; Có học lực năm học lớp 10 và 11 chuyên đạt học sinh giỏi; Riêng đối với ngành giáo dục mầm non, giáo dục thể chất thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6.5 điểm trở lên.

HÀ ÁNH 

 

TNO