24/12/2024

Dệt may Việt Nam mệt mỏi vì vải Trung Quốc quá rẻ

Mua vải từ Trung Quốc về làm nguyên liệu cho ngành dệt may rẻ hơn khi mua vải từ nhà máy sản xuất ở miền Bắc vận chuyển vào miền Nam do chi phí vận chuyển nội địa cao hơn chi phí đường biển.

 

Dệt may Việt Nam mệt mỏi vì vải Trung Quốc quá rẻ

Mua vải từ Trung Quốc về làm nguyên liệu cho ngành dệt may rẻ hơn khi mua vải từ nhà máy sản xuất ở miền Bắc vận chuyển vào miền Nam do chi phí vận chuyển nội địa cao hơn chi phí đường biển.


 

Dệt may Việt Nam mệt mỏi vì vải Trung Quốc quá rẻ - Ảnh 1.

Ngành sợi gặp khó đã tác động tiêu cực đến toàn ngành dệt may – Ảnh: Vinatex

 

Ông Lê Tiến Trường, tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đã thông tin như vậy tại buổi trao đổi với báo chí về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Theo Vinatex, ngành dệt may mặc dù đạt mức tăng trưởng dương với 7,22%, nhưng tốc độ tăng trưởng chưa được 1/2 so với năm 2018 khi động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ các doanh nghiệp mới đầu tư (hơn 4%), còn các doanh nghiệp hiện hữu chỉ đạt mức tăng trưởng 3%.

Đơn cử như năm 2019 toàn ngành sợi khó khăn do đơn giá xuất khẩu đi Trung Quốc giảm trên 15%, xơ chỉ giảm 5%, các đơn vị không trong chuỗi cung ứng xuất cho các công ty thương mại đều thua lỗ trung bình 6-8 tỉ một năm cho mỗi 10.000 cọc sợi.

Ảnh hưởng từ kinh tế thế giới như cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, các đối thủ tại các quốc gia xuất khẩu dệt may cạnh tranh cũng như các doanh nghiệp FDI trong nước, chi phí đầu vào tăng… nên kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn cũng bị tác động tiêu cực.

Cụ thể, tổng doanh thu thực hiện năm 2019 ước đạt 49.200 tỉ đồng, bằng 97,3% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế của Vinatex ước đạt 1.394 tỉ đồng, bằng 83,9% kế hoạch năm

Vinatex kiến nghị Chính phủ có chính sách tổng thể đẩy nhanh cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh tương đối bình đẳng với doanh nghiệp tại các quốc gia sản xuất dệt may trong top 5.

Vinatex cho biết mục tiêu năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2020-2025 sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới ở mức 6%.

Riêng năm 2020 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu là 41,5-42 tỉ USD, năm 2025 kim ngạch xuất khẩu tăng 55-60 tỉ USD; thực hiện chiến lược xanh hóa ngành dệt may và nâng cao chất lượng môi trường làm việc và thu nhập cho người lao động.

 

 

N.AN

TTO