11/01/2025

Kỷ lục xuất nhập khẩu 517 tỉ USD: Điểm son từ ngành công nghiệp

Công nghiệp trở thành động lực giúp Việt Nam lần đầu tiên cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 517 tỉ USD, tiếp tục duy trì thặng dư thương mại trong 3 năm liên tiếp với gần 10 tỉ USD.

 

Kỷ lục xuất nhập khẩu 517 tỉ USD: Điểm son từ ngành công nghiệp

Công nghiệp trở thành động lực giúp Việt Nam lần đầu tiên cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 517 tỉ USD, tiếp tục duy trì thặng dư thương mại trong 3 năm liên tiếp với gần 10 tỉ USD.



Kỷ lục xuất nhập khẩu 517 tỉ USD: Điểm son từ ngành công nghiệp - Ảnh 1.

Xuất khẩu hàng tại cảng Cát Lái, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

 

2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành công thương ngày 27-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao năm 2020 toàn ngành phải hơn năm 2019 với các chỉ tiêu: công nghiệp chế biến chế tạo phải tăng 12% làm động lực chính tăng trưởng; xuất khẩu chạm mốc 300 tỉ USD; xuất siêu đạt từ 15-17 tỉ USD; bán lẻ đạt 12%.

“Yêu cầu lo tết cho dân đủ hàng, lo tết cho dân ở mọi vùng, không được đẩy giá lên để không tạo ra lạm phát kỳ vọng. Trong đó, tập trung vào việc dẹp bỏ hàng gian hàng giả và hàng xấu, điều tra và xử lý nghiêm gian lận thương mại, không để buôn lậu tràn lan.

Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC


Hàng Việt Nam đi khắp thế giới

Những chỉ tiêu được Thủ tướng giao như trên xuất phát từ kết quả mà ngành công thương đã đạt được trong năm 2019, đóng góp vào mức tăng trưởng trên 7% và lạm phát dưới 3%. 

Trong đó, động lực chính là công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo với mức tăng trên 10,5%, tổng quy mô xuất nhập khẩu lên tới 517 tỉ USD, kỷ lục chưa từng có, duy trì xuất siêu 10 tỉ USD. 

Tại hội nghị, ông Phạm Văn Tài – tổng giám đốc Công ty cổ phần ôtô Trường Hải – cho biết hôm nay 28-12, Thaco tiến hành lễ bàn giao xe Thaco Bus thương hiệu Việt Nam sang Philippines – kết quả 3 năm công ty nghiên cứu khảo sát thị trường để thiết kế và phát triển sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, vượt qua được các rào cản kỹ thuật và thủ tục đăng kiểm của nước bạn. 

Đây cũng là kết quả của chính sách mà Thaco kiên trì theo đuổi, đó là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu ôtô quốc tế sản xuất tại Việt Nam, xuất khẩu sang các nước trong khu vực. 

Trong năm 2019, Thaco đã xuất khẩu được 186 xe đến 5 nước ASEAN, cùng 14,5 triệu USD linh kiện phụ tùng, làm tiền đề để năm 2020 sẽ xuất khẩu hơn 1.000 xe các loại, 21 triệu USD linh kiện.

Với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang – chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam – cho biết quy hoạch đặt ra ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỉ USD nay đã không còn phù hợp, bởi năm 2019 toàn ngành đã đạt kim ngạch gấp đôi với 39 tỉ USD. 

Dệt may cũng là ngành duy trì mức xuất siêu với 17 tỉ USD, tạo việc làm cho trên 3 triệu lao động. “Tại các thị trường như Úc, New Zealand, Canada, khách hàng đều quay sang Việt Nam mua hàng” – ông Giang cho hay.

Sự phát triển của những ngành công nghiệp quan trọng đã giúp cho ngành chế biến chế tạo lần đầu tiên đạt được mức xuất siêu gần 100 triệu USD. Ông Trương Thanh Hoài – cục trưởng Cục Công nghiệp – cho rằng con số tuy nhỏ nhưng so với hàng tỉ USD nhập siêu trước đây, đó là tín hiệu đáng mừng. Bởi trong 46 nhóm mặt hàng, chế biến chế tạo đóng góp 29 mặt hàng kim ngạch trên 1 tỉ USD và 5 nhóm trên 10 tỉ USD đều là ngành chế biến chế tạo, với nhiều ngành có kim ngạch xuất siêu lớn như điện thoại và các loại linh kiện (35 tỉ USD), các mặt hàng dệt may, da giày (33,8 tỉ USD), gỗ và các sản phẩm từ gỗ (7,2 tỉ USD)…

Kỷ lục xuất nhập khẩu 517 tỉ USD: Điểm son từ ngành công nghiệp - Ảnh 3.

Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC

“Yêu cầu lo tết cho dân đủ hàng, lo tết cho dân ở mọi vùng, không được đẩy giá lên để không tạo ra lạm phát kỳ vọng. Trong đó, tập trung vào việc dẹp bỏ hàng gian hàng giả và hàng xấu, điều tra và xử lý nghiêm gian lận thương mại, không để buôn lậu tràn lan.

Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC

Đã tốt phải làm tốt hơn

Mặc dù đạt được kết quả như vậy, song Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vẫn nhìn nhận còn nhiều nút thắt phải tháo gỡ trong hoạt động phát triển ngành công thương.

Đó là tái cơ cấu lĩnh vực công nghiệp diễn ra chậm, chưa hình thành được ngành công nghiệp mũi nhọn, có vai trò dẫn dắt công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Liên kết và hợp tác trong cùng một ngành, giữa các ngành còn chưa phát triển. Đặc biệt liên kết doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI chậm khắc phục, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn còn hạn chế.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ông Tuấn Anh nhìn nhận mức độ phát triển về chiều sâu chưa tương xứng, đặc biệt khi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang phát triển phức tạp, đặt ra yêu cầu tăng cường năng lực cạnh trạnh gắn với tái cơ cấu nền công nghiệp. 

Từ đó, ông Trần Tuấn Anh cho rằng cần tạo chuyển biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, ứng dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất, công nghiệp, thương mại. Khai thác tốt các hiệp định thương mại, tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện đăng ký kinh doanh, điều kiện đầu tư, cắt giảm thủ tục hành chính.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Đức Giang cho biết do những tác động của môi trường, nhiều địa phương không mặn mà thu hút đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành, gây ách tắc lớn. Do đó, nếu không có quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch để xử lý nước thải, bù đắp nguồn cung thiếu hụt, thì những FTA mà Việt Nam đã vất vả ký theo ông Giang sẽ khó có thể tận dụng được. Việc thiếu quy hoạch cũng khiến cho nhiều địa phương tự cấp giấy phép đầu tư, không có chiến lược xuyên suốt nên nhiều vùng chồng chất nhà máy may, gây nên sự cạnh tranh lao động rất quyết liệt.

Kỷ lục xuất nhập khẩu 517 tỉ USD: Điểm son từ ngành công nghiệp - Ảnh 5.

Đồ họa: T.ĐẠT

 

Không quay lưng, chối bỏ công nghiệp

Lắng nghe đầy đủ các ý kiến trong hội nghị, Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành công thương cần chú trọng chính sách phát triển công nghiệp, và yêu cầu địa phương hưởng ứng, không được chối bỏ phát triển công nghiệp. Cần đi đầu trong giải quyết quy hoạch, không vì quy hoạch mà ách tắc, cản trở phát triển, có biện pháp để giải phóng các nguồn lực đang trì trệ như mặt bằng, nhân lực.

Theo đó, Thủ tướng đưa ra một số lưu ý cho ngành, đó là cần xây dựng và hoàn thiện chính sách, có tầm nhìn dài hạn, nhất quán, tăng năng suất, hiệu quả, sử dụng các nguồn lực theo cơ chế thị trường. Trong đó, bộ cần bám sát định hướng chính sách phát triển công nghiệp, tái cơ cấu mạnh mẽ, xây dựng quy hoạch phát triển các ngành trong 10 năm tới trên cơ sở nâng cao năng lực quản lý nhà nước, năng suất nội ngành, giảm phụ thuộc vào tài nguyên, và cần phải lấy chế biến, sáng tạo, công nghệ làm nền tảng.

Thủ tướng nhấn mạnh ngành cần phải coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo để nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo hiệu quả cho doanh nghiệp. Theo đó, cần phát huy vai trò của các tập đoàn, tổng công ty, cũng như thúc đẩy kinh tế tư nhân, có cơ chế thu hút các tập đoàn công nghệ vào Việt Nam. 

Tận dụng có hiệu quả các FTA, phổ biến cam kết hội nhập quốc tế, sử dụng hiệu quả chính sách phòng vệ thương mại, chống gian lận, duy trì mức dương trong kim ngạch xuất nhập khẩu, không để mất thị trường bán lẻ, đảm bảo cung cầu, xây dựng thương hiệu hàng hóa, cắt giảm chi phí logistics, đào tạo nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu…

Làng nghề phải chú ý đến môi trường

Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp doanh nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển kinh tế làng nghề, chiều 27-12 ông Nguyễn Văn Bình – trưởng Ban Kinh tế trung ương – khẳng định kinh tế làng nghề đã có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước.

Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, kinh tế làng nghề cũng bộc lộ nhiều vấn đề như quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong tiếp cận khoa học công nghệ, vốn…

Các ý kiến cũng kiến nghị doanh nghiệp, chính quyền và Nhà nước cần phải có giải pháp để sớm giải quyết ô nhiễm môi trường – mặt trái của sự phát triển ở hầu hết các làng nghề hiện nay.

Theo đó, chính quyền địa phương cần dành quỹ đất cho các làng nghề, quy hoạch, tạo không gian sản xuất riêng cho làng nghề để không chen lẫn vào các khu dân cư.

Đồng thời, Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề gắn với việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất thay vì sản xuất thủ công, nước thải không được xử lý mà vẫn đổ ra môi trường. Mặt khác, chế tài xử lý hành vi vi phạm về môi trường cũng cần xem xét nâng lên đủ sức răn đe.

LÊ THANH

 

lang nghe

Phát triển làng nghề cũng cần phải chú ý đến môi trường. Trong ảnh: làng nghề sơn mài xuất khẩu ở Bình Dương có nhiều cải thiện để bảo vệ môi trường – Ảnh: TRẦN TÌNH

 

Xuất khẩu nông sản 41,3 tỉ, thặng dư 10 tỉ USD

Bên cạnh sản xuất công nghiệp, việc duy trì xuất siêu trong lĩnh vực nông sản đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết xuất khẩu nông sản cán đích 41,3 tỉ USD, nhưng đạt thặng dư 10 tỉ USD, kết quả có được nhờ vào xúc tiến thương mại trong nông sản được chủ động, kịp thời, giải quyết vướng mắc thị trường truyền thống và mở rộng thêm các thị trường mới.

“Hai bộ (Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương) đã phối hợp các bên liên quan tổ chức các buổi làm việc với các nước, đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, tháo gỡ vướng mắc thủy sản, xử lý vướng mắc liên quan thẻ vàng, hải sản nhập khẩu vào EU, giải quyết hàng tồn như thanh long xuất vào Trung Quốc, tăng cường quảng bá nông sản, giảm thiểu thiệt hại sản xuất” – ông Tiến nêu.

 

N.AN

 

NGỌC AN