Xuất khẩu thép vừa bị Mỹ áp thuế giảm hơn một nửa
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) công bố, 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thép CORE và CRS của Viêt ̣Nam sang Mỹ chỉ còn hơn 353.000 tấn, trị giá hơn 260 triệu USD, giảm 56% về lượng và giảm 58% về trị giá xuất khẩu.
Xuất khẩu thép vừa bị Mỹ áp thuế giảm hơn một nửa
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) công bố, 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thép CORE và CRS của Viêt ̣Nam sang Mỹ chỉ còn hơn 353.000 tấn, trị giá hơn 260 triệu USD, giảm 56% về lượng và giảm 58% về trị giá xuất khẩu.
Dù đã chủ động giảm lượng xuất khẩu nhưng kết quả điều tra cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ đối với ngành thép Việt Nam vẫn để lại nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước – Ảnh: T.V.N
Sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ đã giảm rất mạnh sau cáo buộc nghi ngờ lẩn tránh thuế do sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.
Theo số liệu mới nhất vừa được Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) công bố, trong 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thép CORE và CRS của Viêt ̣Nam sang Hoa Kỳ chỉ còn hơn 353.000 tấn, trị giá hơn 260 triệu USD, giảm đến 56% về lượng và giảm 58% về mặt trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm 6,5% trong tổng lượng thép xuất khẩu 5,3 triệu tấn của Việt Nam trong khoảng thời gian nói trên, rất thấp so với khu vực ASEAN đang giữ tỉ lệ đến 65%.
Trong khi đó, theo công bố của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các lô hàng thép chống ăn mòn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ đã tăng từ 23 triệu USD lên 1,1 tỉ USD, tăng đến 4.353 % kể từ khi Mỹ áp thuế sơ bộ đối với Hàn Quốc và Đài Loan vào tháng 12-2015.
Tương tự, với sản phẩm thép cuộn cán nguội, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 49 triệu USD lên 498 triệu USD cho cùng thời điểm nói trên, tương ứng tăng 922%.
Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành kết luận cuối cùng về việc điều tra đối với sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu cán nóng từ Đài Loan và Hàn Quốc.
Kết luận này cáo buộc hai sản phẩm nói trên được sản xuất “đã có sự chuyển đổi không đáng kể, giúp lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với Đài Loan và Hàn Quốc từ năm 2016”.
Với kết luận này, cơ quan Hải quan Hoa Kỳ tiếp tục thu thuế đối với các mặt hàng thép xuất khẩu từ Việt Nam ở mức 456% (mức thuế Hoa Kỳ đang áp dụng với thép Trung Quốc) nếu các doanh nghiệp không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu thép cán nóng được sử dụng từ quốc gia nào.
Trong trường hợp doanh nghiệp chứng minh nguyên liệu cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan thì sẽ bị áp thuế tương ứng của Hàn Quốc (ở mức 29,4% với thép chống ăn mòn và 24,2% với thép cuộn cán nguội), hoặc 10,34% với thép cuộn cán nguội đang áp cho Đài Loan.
TTO