10/01/2025

Đức phải tìm kiếm lao động nước ngoài, trong đó có từ Việt Nam

Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng sẽ khiến các công ty bỏ đi và kêu gọi tuyển lao động ngoài châu Âu. Việt Nam, Mexico, Ấn Độ là những thị trường mà Đức đang nhắm đến.

 

Đức phải tìm kiếm lao động nước ngoài, trong đó có từ Việt Nam

Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng sẽ khiến các công ty bỏ đi và kêu gọi tuyển lao động ngoài châu Âu. Việt Nam, Mexico, Ấn Độ là những thị trường mà Đức đang nhắm đến.


 

Đức phải tìm kiếm lao động nước ngoài, trong đó có từ Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Angela Merkel – Ảnh: REUTERS

 

“Nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp đang tìm kiếm lao động có kỹ năng… Vì vậy chúng ta phải nỗ lực hết sức để tuyển đủ số chuyên gia. Nếu không các công ty sẽ chuyển đi” – Đài Deutsche Welle dẫn lời bà Merkel ngày 14-12.

Phát biểu của bà Merkel đưa ra trước cuộc gặp về vấn đề nhân lực giữa Chính phủ Đức và các nhà tuyển dụng, công đoàn tại Berlin ngày 16-12.

Theo Thủ tướng Merkel, Đức đang cố gắng giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong nước bằng việc đẩy mạnh đào tạo cũng như tìm kiếm nhân lực từ các nước láng giềng trong khối Liên minh châu Âu (EU).

“Nhưng điều đó cũng chưa đủ và đó là lý do chúng ta đang tìm kiếm lao động có kỹ năng bên ngoài EU” – bà Merkel khẳng định.

Theo Deutsche Welle, Chính phủ Đức đang tìm kiếm lao động từ các nước như Việt Nam, Mexico, Philippines, Brazil, Ấn Độ…

Đức dự kiến áp dụng luật lao động có kỹ năng nhập cư từ ngày 1-3-2020 nhằm tạo điều kiện cho các lao động bên ngoài EU đến nước này. Hội thảo ngày 16-12 dự kiến cũng sẽ bàn về các vấn đề như thị thực cho người lao động hay mở rộng đào tạo tiếng Đức cho lao động nhập cư.

Đức hiện đang thiếu hụt kỹ sư điện tử, cơ điện tử, nhà khoa học máy tính, phát triển phần mềm, đầu bếp, y tá, nhân viên chăm sóc người già…

Đáp lại các lo ngại về việc tiếp nhận lao động nhập cư, Bộ trưởng lao động Đức Hubertus Heil nhấn mạnh rằng “đây không phải là sự nhập cư vô kiểm soát, mà là chúng ta cần những người có trình độ để giữ vững kinh tế đất nước trong tương lai”.

 

 

TRẦN PHƯƠNG