16/01/2025

Tại sao không nên dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng?

Các nhà khoa học Đức đã cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng các dụng cụ bằng nhựa để đựng thức ăn nóng trên 70°C, vì có nguy cơ hấp thụ một loạt các hoá chất độc hại.

 

Tại sao không nên dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng?

Các nhà khoa học Đức đã cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng các dụng cụ bằng nhựa để đựng thức ăn nóng trên 70°C, vì có nguy cơ hấp thụ một loạt các hoá chất độc hại.
 
 
 
 
 

 /// Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock
 
 

 
Các chất này có thể kích hoạt bệnh gan và tuyến giáp, theo Daily Mail.
 
Các nhà khoa học cho biết nhiều dụng cụ nấu ăn hoặc đồ đựng thức ăn bằng nhựa có chứa các chất gây hại có tên là oligomers – có thể giải phóng ra và ngấm vào thức ăn khi ở nhiệt độ cao trên 70°C.
 
Nếu hấp thụ phải với liều lượng cao, những hoá chất này có thể kích hoạt bệnh gan và tuyến giáp. Chúng cũng dẫn đến vô sinh, ung thư và cholesterol cao.
 
Cảnh báo nghiêm khắc được đưa ra trong một báo cáo mới từ cơ quan giám sát an toàn thực phẩm của Viện Đánh giá Rủi ro Đức.
 
Nhiều bằng chứng chứng minh rằng nhựa được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm chứa nhiều độc tố có hại có thể xâm nhập vào thức ăn.
 
Nhiều dụng cụ bằng nhựa được làm từ hóa chất tổng hợp nhằm làm tăng độ bền để chịu được nhiệt độ sôi và không bám dầu mỡ.
 
Các nghiên cứu đã chỉ ra những hóa chất này làm tăng khối u ở gan, tuyến tụy và tinh hoàn của chuột, cũng như làm giảm khả năng sinh sản, theo Daily Mail.
 
Viện Đánh giá Rủi ro Đức đã cảnh báo mọi người không để thức ăn nóng tiếp xúc với các dụng cụ bằng nhựa vì chúng có thể tạo ra oligomers.
 
Những hoá chất này được giải phóng khi nhựa bị nóng lên và có thể ngấm vào thức ăn.
 
Các nhà khoa học từ Viện Đánh giá Rủi ro Đức đã ước tính rủi ro của hóa chất độc hại này.
 
Họ đã kết luận rằng, chỉ cần ăn một lượng nhỏ – 90 microgam, là đã nguy hiểm cho sức kho của một người nặng 60 kg.
 
Nhưng thực tế, họ đã phát hiện nhiều đồ gia dụng giải phóng ra oligome với hàm lượng cao hơn nhiều.
 
Họ đã xem xét 33 mặt hàng và phát hiện 10 trong số đó (30%) có thể dễ dàng vượt quá mức giới hạn 90 microgam, nếu được thường xuyên sử dụng để nấu hoặc đựng thức ăn.
 
Dựa trên điều này, đánh giá mới khuyên mọi người tránh để thức ăn nóng tiếp xúc với các dụng cụ bằng nhựa càng nhiều càng tốt, đặc biệt là thức ăn nóng từ 70°C trở lên.
 
Thường xuyên ăn thức ăn nóng mang về – đựng trong đồ nhựa, hộp xốp hoặc túi nilon, có thể dẫn đến số lượng tinh trùng thấp hơn, bởi vì túi nilon và hộp đựng có chứa hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể, theo Daily Mail.
 
Các nhà nghiên cứu từ Viện Silent Spring Institute ở Newton, Massachusetts (Mỹ), đã xem xét dữ liệu được lấy từ hơn 10.000 người tham gia.
 
Các tình nguyện viên được hỏi những câu hỏi chi tiết về việc ăn uống trong 24 giờ, trong 7 ngày, 30 ngày và 12 tháng trước đó.
 
Những người tham gia đã cung cấp mẫu máu, sau đó được phân tích để tìm hóa chất PFA trong máu.
 
Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ăn đồ ăn mang về, có lượng PFA trong máu cao hơn đáng kể so với những người nấu ăn tại nhà hoặc ăn tại chỗ, theo Daily Mail.
 
PFA phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm vì không thấm mỡ và bền. Chất này có trong túi nilon và hộp đựng, có thể gây vô sinh, ung thư, bệnh tuyến giáp và cholesterol cao.
 
 
 
THIÊN LAN