11/01/2025

Nỗi ám ảnh mang tên… rác

Không phải nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí nhưng tại TP.HCM, tình trạng vứt rác bừa bãi đang trở thành nỗi ám ảnh của cả ngành môi trường, giao thông và chống ngập. Hố gas bị vứt rác bịt kín làm nghẹt lỗ thoát nước /// Ảnh: Khả Hòa Hố gas bị vứt rác bịt kín làm nghẹt lỗ thoát nước Ảnh: Khả Hòa Sông ngòi, kênh rạch, mương, cống thoát nước… đâu đâu cũng ngập rác. Thậm chí cả những tấm chăn, nệm lớn cũng được quẳng xuống giữa lòng sông. Đặc biệt, nhiều miệng thu nước trên các con đường, tuyến phố đều trở thành bãi tập kết rác. Trong một buổi thực địa của Đoàn giám sát HĐND TP.HCM về dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP, thậm chí còn không dám chắc chắn về hiệu quả tuyệt đối của dự án do lo ngại thói quen vứt rác bừa bãi. “Có lần chúng tôi vừa làm xong đường cống mới to, rộng hôm trước, hôm sau ngay trong trận mưa đầu mùa tuyến đường đó ngập. Vội vàng xuống kiểm tra thì thấy bên trong lòng cống toàn hộp xốp, túi ni lông… chặn dòng thoát nước”, ông Dũng quan ngại. Mới đây, Sở GTVT cũng vừa phải gửi văn bản tới Sở Tài nguyên – Môi trường và UBND các quận, huyện, phản ánh tình trạng tập kết rác thải rắn sinh hoạt gây cản trở giao thông trên một số tuyến đường. Sở GTVT đề nghị Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt lập tức kiểm tra, rà soát tất cả các điểm tập kết rác thải sinh hoạt trên địa bàn quản lý, bố trí thời gian tập kết, thu gom phù hợp, yêu cầu không thực hiện vào giờ cao điểm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, bố trí thời gian vận chuyển, tập kết rác thải tại các điểm hợp lý, hạn chế bố trí dưới lòng đường, trên vỉa hè các tuyến đường trục chính, các tuyến đường có mật độ giao thông cao. Sau khi thu gom, vận chuyển phải quét dọn, xịt rửa và vệ sinh sạch sẽ để bảo đảm an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. TS Phùng Chí Sỹ, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, đánh giá tỷ lệ thu gom rác trong nội thành tại TP.HCM hiện nay khá cao, nhưng chưa triệt để. Đặc biệt là những hộ dân sống ở ven sông thường xuyên có thói quen coi dòng sông là “nơi vứt rác lý tưởng”, TP chưa kiểm soát chặt chẽ. Có những khu vực ngay trước cửa công an phường, UBND TP, nhưng vẫn đầy rác. Điều đó cho thấy không chỉ ý thức người dân mà chế tài xử phạt vẫn còn lỏng lẻo. “Hiện nay TP sở hữu hệ thống camera rộng khắp nên việc kiểm soát hoàn toàn khả thi. Cần có sự phối hợp tốt giữa cơ quan quản lý, đơn vị thu gom và người dân. Đồng thời, có quy định rõ ràng, phân chia theo từng vùng. Khu vực này sẽ thực hiện thu gom rác vào ngày nào, trong khung giờ nào. Người dân bỏ rác sớm hay muộn hơn, ngoài khung giờ quy định sẽ bị phạt. Ngược lại, đơn vị thu gom không đến đúng giờ cũng phải có chế tài”, ông đề xuất.

 

Nỗi ám ảnh mang tên… rác

Không phải nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí nhưng tại TP.HCM, tình trạng vứt rác bừa bãi đang trở thành nỗi ám ảnh của cả ngành môi trường, giao thông và chống ngập.

 
 
 
 

Hố gas bị vứt rác bịt kín làm nghẹt lỗ thoát nước  /// Ảnh: Khả Hòa

Hố gas bị vứt rác bịt kín làm nghẹt lỗ thoát nước   Ảnh: Khả Hoà

 

 
Sông ngòi, kênh rạch, mương, cống thoát nước… đâu đâu cũng ngập rác. Thậm chí cả những tấm chăn, nệm lớn cũng được quẳng xuống giữa lòng sông. Đặc biệt, nhiều miệng thu nước trên các con đường, tuyến phố đều trở thành bãi tập kết rác. Trong một buổi thực địa của Đoàn giám sát HĐND TP.HCM về dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP, thậm chí còn không dám chắc chắn về hiệu quả tuyệt đối của dự án do lo ngại thói quen vứt rác bừa bãi.
 
“Có lần chúng tôi vừa làm xong đường cống mới to, rộng hôm trước, hôm sau ngay trong trận mưa đầu mùa tuyến đường đó ngập. Vội vàng xuống kiểm tra thì thấy bên trong lòng cống toàn hộp xốp, túi ni lông… chặn dòng thoát nước”, ông Dũng quan ngại.
 
Mới đây, Sở GTVT cũng vừa phải gửi văn bản tới Sở Tài nguyên – Môi trường và UBND các quận, huyện, phản ánh tình trạng tập kết rác thải rắn sinh hoạt gây cản trở giao thông trên một số tuyến đường. Sở GTVT đề nghị Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt lập tức kiểm tra, rà soát tất cả các điểm tập kết rác thải sinh hoạt trên địa bàn quản lý, bố trí thời gian tập kết, thu gom phù hợp, yêu cầu không thực hiện vào giờ cao điểm, đảm bảo vệ sinh môi trường.
 
Bên cạnh đó, bố trí thời gian vận chuyển, tập kết rác thải tại các điểm hợp lý, hạn chế bố trí dưới lòng đường, trên vỉa hè các tuyến đường trục chính, các tuyến đường có mật độ giao thông cao. Sau khi thu gom, vận chuyển phải quét dọn, xịt rửa và vệ sinh sạch sẽ để bảo đảm an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
 
TS Phùng Chí Sỹ, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, đánh giá tỷ lệ thu gom rác trong nội thành tại TP.HCM hiện nay khá cao, nhưng chưa triệt để. Đặc biệt là những hộ dân sống ở ven sông thường xuyên có thói quen coi dòng sông là “nơi vứt rác lý tưởng”, TP chưa kiểm soát chặt chẽ. Có những khu vực ngay trước cửa công an phường, UBND TP, nhưng vẫn đầy rác. Điều đó cho thấy không chỉ ý thức người dân mà chế tài xử phạt vẫn còn lỏng lẻo.
 
“Hiện nay TP sở hữu hệ thống camera rộng khắp nên việc kiểm soát hoàn toàn khả thi. Cần có sự phối hợp tốt giữa cơ quan quản lý, đơn vị thu gom và người dân. Đồng thời, có quy định rõ ràng, phân chia theo từng vùng. Khu vực này sẽ thực hiện thu gom rác vào ngày nào, trong khung giờ nào. Người dân bỏ rác sớm hay muộn hơn, ngoài khung giờ quy định sẽ bị phạt. Ngược lại, đơn vị thu gom không đến đúng giờ cũng phải có chế tài”, ông đề xuất.
 
 
HÀ MAI