26/11/2024

Giấc mơ đẩy lùi đồ nhựa của học sinh lớp 11

“Chúng em muốn làm một cái gì đó cho môi trường. Em theo dõi nhiều trên mạng xã hội, và đọc thông tin thấy rác thải nhựa, túi ni lông dùng một lần rất có hại. Nếu không dừng lại và tìm vật liệu thay thế thì đó là một sự nguy hiểm lớn”, Mai Cao Kỳ Duyên (Trường THPT Phú Bài, Thừa Thiên-Huế) chia sẻ.

 

Giấc mơ đẩy lùi đồ nhựa của học sinh lớp 11

“Chúng em muốn làm một cái gì đó cho môi trường. Em theo dõi nhiều trên mạng xã hội, và đọc thông tin thấy rác thải nhựa, túi ni lông dùng một lần rất có hại. Nếu không dừng lại và tìm vật liệu thay thế thì đó là một sự nguy hiểm lớn”, Mai Cao Kỳ Duyên (Trường THPT Phú Bài, Thừa Thiên-Huế) chia sẻ. 
 
 
 
 
 
 

Mai Cao Kỳ Duyên và các sản phẩm làm ra từ giấy  

 /// Ảnh: Nguyễn Đắc Thành

Mai Cao Kỳ Duyên và các sản phẩm làm ra từ giấy   Ảnh: Nguyễn Đắc Thành

 

 
Học lớp 11, Kỳ Duyên và bạn cùng lớp Ngô Thị Diễm Thuý có ý tưởng làm giấy từ bã mía. Đề tài đã đoạt giải tư cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía bắc năm 2018 – 2019 và giải nhất cuộc thi tại tỉnh Thừa Thiên-Huế năm 2018.
 
Hè năm lớp 10 là giai đoạn ý tưởng được hình thành. Khi bắt tay thực hiện, Duyên cùng người bạn của mình đã đọc khá nhiều thông tin từ mạng xã hội đến báo chí. Đọc ở đâu cũng thấy đề cập đến những hình, video đầy ám ảnh về rác thải nhựa và túi ni lông.
 
Tình cờ trong một lần đi uống nước mía, Duyên và Thúy đã nghĩ đến làm giấy chống thấm từ loại vật liệu này. “Em thấy bã mía thường dùng để đốt, đem vứt không sử dụng làm gì. Trong bã mía có chứa khoảng 45 – 50% cellulose nên lấy những thứ này làm nguyên liệu rất tốt”, Thúy cho hay. “Có sản phẩm tốt thân thiện thì sẽ góp được phần vào cải thiện môi trường. Em nghĩ rồi cũng sẽ đến lúc chúng ta quay về lại với đồ giấy thôi”, Duyên tự tin nói.
 
Sau khi tìm ra được vật liệu cho đề tài, nhóm đã tiến hành thu thập bã mía, vỏ cua, vỏ tôm, tinh bột bắp, cao su tự nhiên, parafin và các hóa chất liên quan.
 
Khi có đủ nguyên vật liệu cần thiết, sẽ tiến hành ngâm rửa, sơ chế bã mía, làm mềm, xay, nghiền, khử màu, rửa bột giấy và chuẩn bị huyền phù (môi trường huyền phù gồm có nước, CaCO3, tinh bột) và cuối cùng là làm giấy.
 
Hiện tại nhóm đã cho ra đời sản phẩm lồng đèn, túi giấy, ly giấy và có thể phát triển thêm như làm ống hút, các hộp đồ dùng…
Giấc mơ đẩy lùi đồ nhựa của học sinh lớp 11 - ảnh 1

Các sản phẩm ly, túi xách từ giấy làm bằng bã mía   Nguyễn Đắc Thành

 

Duyên và Thúy cho hay hiện nay giấy làm từ bã mía chưa được phổ biến, các quy trình sản xuất giấy làm từ bã mía không có sẵn trên sách báo, mạng internet. Các loại giấy không thấm nước trên thị trường đa số tráng màng PE, trong khi đó, giấy của nhóm tận dụng từ hai loại nguyên liệu phế phẩm là bã mía và vỏ tôm cua. Từ đó, tạo ra sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, an toàn với sức kho. Theo tính toán của Duyên, giá thành đưa vào thị trường khoảng 15.000 đồng/kg bột giấy, rẻ hơn so với giấy làm từ cây gỗ (20.000 – 25.000 đồng/kg).
 
Sản phẩm của nhóm đã được kiểm định tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, thuộc Sở Y tế tỉnh. Kết quả kiểm định cho thấy, giấy làm từ bã mía phủ màng tinh bột – PVAc-Na2B4O7 (Natriborat) đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, có khả năng phân huỷ tốt, nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng thực phẩm.
 
Hai nữ sinh mong muốn đề tài của nhóm sẽ được ứng dụng vào sản xuất công nghiệp với quy mô lớn để mang những sản phẩm thân thiện này thay thế phần nào đó vật liệu nhựa đang để lại nhiều hệ lụy trên thế giới.
 
Thạc sĩ Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài, cho hay trong quá trình nghiên cứu, hai học sinh đã nắm rất vững kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, hiểu cách thực hiện đề tài khoa học. “Đề tài của hai em có tính thực tiễn rất tốt ở chỗ có thể đáp ứng việc thay thế túi ni lông, đồ nhựa, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường”, thầy Minh nói.
 
 
 
NGUYỄN ĐẮC THÀNH