Tại sao chúng ta gặp ác mộng?
Bí mật về lý do tại sao chúng ta có những cơn ác mộng cuối cùng có thể đã được tìm thấy bởi các nhà khoa học nghiên cứu bộ não khi ngủ, theo Mail Online.
Tại sao chúng ta gặp ác mộng?
Bí mật về lý do tại sao chúng ta có những cơn ác mộng cuối cùng có thể đã được tìm thấy bởi các nhà khoa học nghiên cứu bộ não khi ngủ, theo Mail Online.
Shutterstock
Các chuyên gia tìm thấy sự mất cân bằng giữa hai vùng não, cả não trái và não phải, là nguyên nhân cho những cơn ác mộng đáng lo ngại.
Một dấu hiệu nhận biết là một hiệu ứng, trong đó một loại hoạt động đặc biệt của não cao hơn ở một bên của não.
Các nhà nghiên cứu từ Anh, Phần Lan và Thụy Điển đã xem xét cách bộ não điều chỉnh những cảm xúc như giận dữ và tò mò khi đang mơ vào ban đêm.
Nghiên cứu được tiến hành trên 17 tình nguyện viên khoẻ mạnh, gồm 7 nam và 10 nữ. Họ được quét não trước, trong và sau khi ngủ.
Các chuyên gia tìm kiếm dấu hiệu của những người tham gia khi đạt được giấc ngủ REM, là giấc ngủ liên tục có những giấc mơ.
Giai đoạn này của giấc ngủ được đặc trưng bởi chuyển động mắt nhanh, mạch nhanh hơn, thở nhanh hơn, cử động cơ thể và mơ nhiều hơn.
Sau khi những người tham gia trải qua 5 phút giai đoạn giấc ngủ REM, là giấc ngủ liên tục có những giấc mơ, các nhà nghiên cứu đánh thức những người tham gia đang ngủ và yêu cầu họ mô tả những giấc mơ họ đã thấy và đánh giá những cảm xúc mà họ đã trải qua trong những giấc mơ đó.
Từ những báo cáo về giấc mơ này, các chuyên gia đã dán nhãn trạng thái cảm xúc của giấc mơ của những người tham gia, như ‘”tức giận” hoặc “thú vị”.
Trạng thái cảm xúc của giấc mơ có mối tương quan đáng kể với sự bất đối xứng alpha phía trước, trong giấc ngủ REM có liên quan chặt chẽ với sự tức giận, không tin tưởng hoặc nghi ngờ.
Các phát hiện cho thấy mô hình hoạt động của não này là một cách lý tưởng để dự đoán cách mọi người kiểm soát cảm xúc của họ.
Những người tham gia nghiên cứu đã dành hai đêm trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ, trong đó các nhà nghiên cứu đã ghi lại điện não đồ về hoạt động não của người tham gia trong giai đoạn ngắn trước khi ngủ, trong và sau khi ngủ.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng những người trải nghiệm hoạt động não ở vỏ não trước bên phải ít hơn bên trái trong khi thức và trong giấc ngủ REM, đã trải qua nhiều cơn ác mộng hơn.
Pilleriin Sikka, nhà nghiên cứu tại Đại học Turku (Phần Lan), cho biết: Việc thể hiện sự tức giận có liên quan đến hoạt động nhiều hơn của vỏ não trước bên trái, trong khi việc kiểm soát cơn tức giận có liên quan đến hoạt động nhiều hơn của vỏ não trước bên phải.
Các nhà khoa học tiết lộ hoạt động cao hơn ở vùng não trái là lý do chúng ta có những cơn ác mộng.
Họ phát hiện ra những giấc mơ giận dữ có liên quan đến sự mất cân bằng trong hoạt động của não trước.
Sự tức giận trong cả giấc ngủ và ngay cả khi thức có thể được gây ra bởi cùng một cơ chế.
Các phát hiện có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới cho những cơn ác mộng ở những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Các nghiên cứu trước đây đã liên kết sự bất đối xứng alpha phía trước với cả sự tức giận và sự tự điều chỉnh chung trong khi thức.
Những phát hiện mới có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu và có khả năng giảm thiểu cảm xúc trong những cơn ác mộng.
Đây có thể là một triệu chứng đau khổ của nhiều chứng rối loạn tâm thần và rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
THIÊN LAN