25/01/2025

Doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với cơ chế một cửa quốc gia

Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại chưa thực sự đi vào thực chất, việc tổ chức thực thi còn có khoảng cách so với quy định, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao.

 

Doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với cơ chế một cửa quốc gia

Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại chưa thực sự đi vào thực chất, việc tổ chức thực thi còn có khoảng cách so với quy định, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao.


 

Doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với cơ chế một cửa quốc gia - Ảnh 1.

Cơ chế một cửa quốc gia chưa mang lại sự hài lòng thực sự cho doanh nghiệp – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là một phần nội dung thông báo kết luận của phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ 4 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (gọi tắt là Ủy ban 1899), vừa được Văn phòng Chính phủ gửi tới các bộ, ngành.

Theo đó, việc chính phủ triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN trong năm 2018 đã thúc đẩy cải cách kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại một cách bài bản, toàn diện trên phạm vi cả nước.

Các bộ, ngành đã rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết vượt mục tiêu đề ra và cắt giảm mạnh danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Để tiếp tục thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành, phó thủ tướng Vương Đình Huệ – chủ tịch Ủy ban 1899 – đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai các mục tiêu năm 2019.

Cụ thể, hoàn thành triển khai mới 61 thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia. Chuẩn bị thực hiện trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch động thực vật với các nước theo kế hoạch chung của khu vực…

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh theo hướng cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục và bộ hồ sơ, chứng từ cần phải nộp/xuất trình.

Đồng thời, yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng trình Thủ tướng triển khai đề án thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan, đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hoàn thiện cổng thông tin thương mại quốc gia. Xây dựng tiêu chí thành lập, giải thể các địa điểm kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

 

B.NGỌC