23/12/2024

Sân bay New Zealand báo động sau thảm sát

Sân bay ở thành phố Dunedin, nơi tay súng gây ra vụ thảm sát tại Christchurch từng lưu trú, bị phong toả vì một vật khả nghi.

 

Sân bay New Zealand báo động sau thảm sát

Sân bay ở thành phố Dunedin, nơi tay súng gây ra vụ thảm sát tại Christchurch từng lưu trú, bị phong toả vì một vật khả nghi.

 
 
 

Thủ tướng Jacinda Ardern thăm hỏi người thân các nạn nhân vụ thảm sát
 /// AFP

Thủ tướng Jacinda Ardern thăm hỏi người thân các nạn nhân vụ thảm sát   AFP

 

 

Cảnh sát New Zealand ngày 17.3 thông báo phi trường Dunedin phải tạm ngừng hoạt động sau khi nhà chức trách nhận tin báo về túi xách khả nghi. “Cảnh sát và đội gỡ bom mìn có mặt tại hiện trường để kiểm tra”, theo thông báo. Tất cả nhân viên và hành khách được sơ tán khỏi sân bay vào lúc 20 giờ 10 tối 17.3 (giờ địa phương) và cảnh sát phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh.
 
 
Trả lời Thanh Niên, anh Max Bui sống tại thành phố Auckland, cách Christchurch khoảng 1.000 km, cho hay mọi người đều bàng hoàng về vụ xả súng vì lâu nay New Zealand được biết đến là đất nước yên bình, hiếm khi xảy ra những vụ việc như vậy. Đến hôm qua, hoạt động tại nơi anh ở vẫn diễn ra bình thường nhưng chính quyền địa phương cảnh báo cộng đồng theo đạo Hồi không nên đến đền thờ và các cơ sở thờ tự cũng đã tạm đóng cửa. Cảnh sát được tăng cường hơn trên đường phố và trang bị súng trường, cảnh hiếm thấy trước đây. Tuy nhiên, anh Max Bui khẳng định vụ thảm sát sẽ không thể làm mất đi hình ảnh New Zealand là một đất nước yên bình và văn minh.
Huỳnh Thiềm

 

Tờ Otago Daily Times dẫn lời nguồn tin tiết lộ một túi xách đáng ngờ được phát hiện ngay bên ngoài nhà ga chính của sân bay nhưng chưa rõ có phải bom hay không. Theo trang Flightaware, chuyến bay 691 của Hãng hàng không Air New Zealand từ thủ đô Wellington đã phải bay vòng quanh Dunedin gần 1 giờ mới có thể hạ cánh vì vụ việc.

New Zealand được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ sau vụ công dân Úc Brenton Tarrant (28 tuổi), lưu trú tại phía nam Dunedin, xả súng tại 2 đền thờ Hồi giáo Linwood và Al Noor ở thành phố Christchurch vào ngày 15.3. Đến hôm qua, số nạn nhân thiệt mạng đã lên tới ít nhất 50 người sau khi cảnh sát phát hiện thêm một thi thể nạn nhân trong đền thờ Al Noor. Ngoài ra, trong số 50 người bị thương có 12 nạn nhân đang được chăm sóc đặc biệt.
 
Cũng trong hôm qua, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đội khăn trùm đầu Hồi giáo đến thăm gia đình các nạn nhân thiệt mạng, đa số là người nhập cư. Reuters dẫn lời bà Ardern cho hay chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính, chi phí an táng, đồng thời cam kết sẽ trao trả thi thể nạn nhân cho gia đình vào ngày 20.3. Tại buổi họp báo cùng ngày, nữ thủ tướng xác nhận Tarrant đã gửi một “tuyên ngôn” dài 87 trang qua email đến văn phòng của bà khoảng
9 phút trước khi ra tay. Ngay sau khi nhận được văn bản đầy giọng điệu thù hận đối với người nhập cư, Văn phòng Thủ tướng lập tức chuyển cho các cơ quan hữu trách, nhưng vẫn không đủ thời gian để ngăn chặn vụ tấn công. Theo bà Ardern, nếu cảnh sát không kịp thời bắt giữ đối tượng sau vụ thảm sát, kẻ này sẽ tiếp tục tấn công nơi khác. Tarrant sẽ tiếp tục hầu tòa vào ngày 5.4.
 
Theo AFP, “tuyên ngôn” nói trên cũng được Tarrant đăng tải trên mạng xã hội. Trong đó, y tự mô tả mình là “người da trắng bình thường, dùng lợi nhuận từ đầu tư tiền ảo để du lịch khắp châu Âu trong giai đoạn 2016 – 2018” và “nhận ra những kẻ xâm lược (ý chỉ người nhập cư Hồi giáo – NV) đã phá hoại thế giới văn minh” nên quyết định phải “trả thù”. Tarrant còn kích động ám sát Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Hiện hai nước này đang tiến hành điều tra về những thông tin trên, trong khi nhiều thành phố của Mỹ tăng cường an ninh xung quanh các đền thờ Hồi giáo để ngăn chặn nguy cơ tấn công, theo CNN. Trả lời phỏng vấn Đài Channel Nine, bà Marie Fitzgerald – bà ngoại của Tarrant, nói: “Cả gia đình đau buồn và suy sụp vì hành động tội ác này. Người thân nhận thấy cháu tôi thay đổi hoàn toàn sau những chuyến đi nước ngoài. Thuở niên thiếu, cháu tôi chỉ mải mê chơi game”.
 
Bên cạnh đó, các mạng xã hội lớn cũng đang hứng chỉ trích do không thể kiểm soát được việc tay súng phát trực tiếp cảnh xả súng cũng như tình trạng phát tán đoạn phim này sau đó. “Đây là vấn đề tôi muốn thảo luận trực tiếp với Facebook”, Thủ tướng Ardern hôm qua cho biết, đồng thời khẳng định sẽ siết chặt luật kiểm soát súng đạn. Về phần mình, Facebook thông báo đã gỡ bỏ 1,5 triệu đoạn phim liên quan trong vòng 24 giờ sau vụ thảm sát.
 
 
PHÚC DUY