Toả sáng vì cộng đồng: Dạy trẻ câm điếc học tiếng Anh
Một lớp học không có tiếng giảng bài, cũng không có những lời thì thầm trao đổi của học sinh mà lâu lâu chỉ nghe được hai tiếng ‘ơ, a’.
Toả sáng vì cộng đồng: Dạy trẻ câm điếc học tiếng Anh
Một lớp học không có tiếng giảng bài, cũng không có những lời thì thầm trao đổi của học sinh mà lâu lâu chỉ nghe được hai tiếng ‘ơ, a’.Những tình nguyện viên nỗ lực dạy tiếng Anh cho học sinh câm điếc mỗi ngày NỮ VƯƠNG
Trao đi niềm tin cuộc sống
Người thành lập dự án này là Lê Đình Hiếu – Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2018. Tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH California, Los Angeles UCLA, ra trường đầu quân cho tập đoàn tài chính lớn tầm cỡ thế giới nhưng lại từ bỏ tất cả để về nước thực hiện các dự án vì cộng đồng. HUN là một trong những dự án đầy tâm huyết của Lê Đình Hiếu.
Anh Lê Đình Hiếu trong một buổi trò chuyện với bạn trẻ ẢNH: NVCC |
Mang đến nhiều cơ hội học tập
|
Khi mới thành lập, dự án thử nghiệm cho 7 em khiếm thính tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED), thấy được khả năng và sự ham thích học tiếng Anh của các bé, anh Hiếu quyết định phát triển mạnh dự án này. Hợp tác với Trường giáo dục chuyên biệt Anh Minh và giáo trình được thiết kế theo chuẩn của Bộ GD-ĐT.
Truyền cảm hứng cho người trẻ
Không chỉ thực hiện dự án HUN, Lê Đình Hiếu còn được mọi người biết ở nhiều vị trí khác nhau. Hiếu sáng lập Học viện Đào tạo phương pháp tư duy và kỹ năng sống G.A.P. Hiếu đi khắp cả nước thực hiện dự án JAS (Job Application Skills), đây là hành trình Hiếu đi qua các trường THPT và đại học để kể những câu chuyện về những mô hình giáo dục khai phóng đã phát triển ra sao, các nước đã tiến hành đào tạo một thế hệ công dân toàn cầu mới như thế nào, những người Việt trẻ xuất sắc đã vẽ nên một hình hài mới của nước Việt ra sao… Với mong muốn truyền tải cho các bạn trẻ rằng các bạn hoàn toàn có thể và cũng mong muốn được nghe các bạn trẻ kể lại “các bạn cần gì”, để từ đó Hiếu tiếp tục hành trình vì người trẻ, vì cộng đồng của mình.
Mỗi học sinh, người trẻ nghe những câu chuyện truyền cảm hứng của anh Hiếu sẽ hoàn toàn không mất phí. Nhưng thay vào đó, các bạn góp mỗi người một quyển sách không còn dùng đến để quyên góp trực tiếp vào các thư viện địa phương và các dự án sách hỗ trợ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
|
Nỗ lực của nhiều bạn trẻ dự án HUN
Phạm Hữu Thịnh, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng như nhiều bạn trẻ của dự án, phải nỗ lực mỗi ngày để học ngôn ngữ ký hiệu và học cách để giảng bài sao cho các em dù không còn khả năng nghe nói vẫn có thể học được tiếng Anh.
“Dạy tiếng Việt cho các em đã khó, dạy tiếng Anh lại là cả một quá trình gian nan. Nhất là khi dạy các thì, các động từ bất quy tắc, rồi cách chia động từ… diễn giải mãi nhưng các em vẫn không hiểu. Nhiều khi bất lực muốn nói phắt ra cho xong nhưng những lúc như vậy lại thấy thương nỗ lực để đi học của các em hơn”, Thịnh chia sẻ.
“Giờ cũng quen dần nên đỡ vất vả hơn nhiều, lúc đầu đến lớp rất sợ vì các bé không nói gì hết, đến gần mình rồi tay chân cứ múa lung tung. Tuần đầu tiên thử việc đã muốn nghỉ, nhưng càng đi sâu lại càng yêu các em nhiều hơn. Đã tự an ủi bản thân là ráng đến hết học kỳ thôi, nhưng giờ nhìn lại đã đi được cùng các em 4 năm rồi”, Thịnh tâm sự.
|
NỮ VƯƠNG