17/11/2024

Tiềm năng lớn nhưng mới có 1.800 dự án điện trên mái nhà được nối lưới

Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Đến cuối năm 2018, sau một năm rưỡi cơ chế mua bán điện mặt trời có hiệu lực, cả nước mới có 1.800 dự án điện mặt trời trên mái nhà được nối lưới.

 

Tiềm năng lớn nhưng mới có 1.800 dự án điện trên mái nhà được nối lưới

Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Đến cuối năm 2018, sau một năm rưỡi cơ chế mua bán điện mặt trời có hiệu lực, cả nước mới có 1.800 dự án điện mặt trời trên mái nhà được nối lưới.
 
 
 
 

Mô hình điện mặt trời trên mái nhà vẫn phát triển chậm chạp /// Nguồn: GreenID

Mô hình điện mặt trời trên mái nhà vẫn phát triển chậm chạp  NGUỒN: GREENID

 
Tổng công suất của 1.800 dự án điện mặt trời trên mái nhà trên 30 MW, sản lượng điện năng phát lên lưới lũy kế là 3,97 triệu kWh. Theo các chuyên gia và cả EVN, sự phát triển điện mặt trời đặc biệt là mô hình điện mặt trời trên mái nhà trong thời gian qua còn nhiều hạn chế so với tiềm năng. Nguyên nhân là cơ chế cho mô hình này chưa thật thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân tham gia.

Chính sách chưa thông thoáng

Con số 1.800 dự án trên là đã tăng nhanh trong những tháng cuối năm 2018. Bởi tính đến tháng 8.2018 số liệu của Bộ Công thương cho thấy, cả nước mới chỉ có 748 dự án điện mặt trời trên mái nhà được nối lưới. Sự ì ạch này là do các hộ lắp đặt điện trên mái nhà nếu sử dụng không hết có thể bán nhưng lại không thể thu tiền vì không có hoá đơn. Ngành điện tạm thời ghi nhận con số và… “để đó” chờ chính sách tháo gỡ khó khăn.
 

Ngày 8.1, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Quyết định 02/2019/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày ký), sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11.4.2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, theo đề nghị của Bộ Công thương. Theo đó, các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều (bỏ cơ chế bù trừ điện năng). Bên bán điện thực hiện thanh toán lượng điện năng nhận từ lưới điện theo quy định hiện hành. Bên mua điện thực hiện thanh toán lượng điện năng từ dự án trên mái nhà phát lên lưới điện với giá mua bán điện quy định tại khoản 1 điều 12 Quyết định 11/2017. Các bên có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí.

 
Cơ chế này theo nhận xét của TS Nguyễn Duy Khiêm (ĐH Quy Nhơn) chỉ là tách biệt rõ ràng chỉ số bán và mua điện năng của hộ gia đình có điện mặt trời áp mái nối lưới. Về phương diện kỹ thuật trao đổi năng lượng thì không khác gì cơ chế bù trừ. Việc có lợi cho các hộ gia đình hay không còn tùy thuộc vào cách tính toán cụ thể với EVN. Và các quy định thực tế vẫn còn nhiều rào cản đối với điện mặt trời trên mái nhà nối lưới.

EVN muốn trả tiền mua điện

Nhận định số dự án lắp đặt điện mặt trời nối lưới còn quá nhỏ so với tiềm năng do vướng quy định thanh toán của khách hàng bán trên lưới điện, thuế, khả năng tài chính ban đầu của hộ gia đình… EVN kiến nghị: Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ các hộ gia đình một phần kinh phí đầu tư ban đầu lắp đặt điện mặt trời áp mái; có cơ chế cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia vào đầu tư. Bộ Công thương sớm ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 16 để EVN và các đơn vị điện lực chính thức ký kết hợp đồng và thanh toán tiền điện cho khách hàng. Bên cạnh đó xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho khách hàng cũng như hệ thống lưới điện.

Tiềm năng lớn nhưng mới có 1.800 dự án điện trên mái nhà được nối lưới - ảnh 2
EVN muốn nhanh chóng thanh toán tiền cho các hộ dân bán điện trên mái nhà  CTV
 
Cũng theo EVN, tiềm năng điện mặt trời rất lớn, có thể áp dụng điện mặt trời áp mái vì có nhiều lợi ích thiết thực. Điện mặt trời áp mái có thể nối lưới trực tiếp vào lưới điện hạ thế và trung thế, không gây quá tải. Đối với các hộ dân, khi lắp đặt điện mặt trời áp mái có thể làm cho nhiệt độ trong nhà mát hơn, tiết kiệm chi phí, có thể bán lại điện cho EVN…
 
95/365 dự án được ký hợp đồng với EVN
Theo ENV, sau khi Quyết định 11 có hiệu lực đến cuối năm 2018 có 365 dự án điện mặt trời tập trung với công suất 29.000 MW được đăng ký đầu tư. Trong đó 141 dự án được bổ sung vào quy hoạch và đã có 95 dự án với công suất đặt 6.100 MW đã được EVN ký hợp đồng mua bán điện. Chỉ tính riêng các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng đã có 75 dự án và dự kiến là sẽ tiếp tục tăng nhanh nên lưới điện truyền tải không thể truyền tải được hết lên hệ thống. EVN dự kiến chỉ 50% công suất này được đưa lên lưới vì để đầu tư lưới truyền tải cần từ 3 – 5 năm, trong khi để làm điện mặt trời thì mất khoảng 1 năm.
 
Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện, nhất là giai đoạn từ 2021 – 2025 và sau đó. Đặc biệt, dự báo đến năm 2023, hệ thống sẽ thiếu hụt khoảng 12 tỉ kWh, chiếm 5% so với nhu cầu của cả nước.

 

CHÍ NHÂN