Một người đi học có ít nhất 6 người ‘giám sát’ giáo viên
Lần đầu tiên, người đứng đầu ngành GD-ĐT chủ trì buổi toạ đàm để lắng nghe về thực trạng, nguyên nhân và những đề xuất nhằm giảm áp lực cho giáo viên đồng thời khẳng định sẽ rà soát để thay đổi tận gốc thực trạng này.
Một người đi học có ít nhất 6 người ‘giám sát’ giáo viên
Lần đầu tiên, người đứng đầu ngành GD-ĐT chủ trì buổi toạ đàm để lắng nghe về thực trạng, nguyên nhân và những đề xuất nhằm giảm áp lực cho giáo viên đồng thời khẳng định sẽ rà soát để thay đổi tận gốc thực trạng này.
Tuy nhiều áp lực nhưng lương giáo viên tiểu học hiện chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng ĐÀO NGỌC THẠCH
Trăm sự đổ… vào giáo viên
Cũng theo bà Mai, 1 HS đến trường ít nhất có 6 người quan tâm, “giám sát” (bao gồm bố mẹ, ông bà nội ngoại của mỗi em). Trong khi đó, hiện nay, do tốc độ đô thị hoá quá nhanh nên trung bình mỗi lớp của Trường tiểu học Dịch Vọng B là 60 HS/lớp. Do vậy mà nghề giáo có nhiều tự hào nhưng cũng rất căng thẳng, áp lực. Có những sự cố xảy ra không lớn nhưng việc giải quyết hậu quả lại rất phức tạp vì nhiều lúc phụ huynh không trao đổi với GV hay nhà trường mà chia sẻ lên cộng đồng mạng gây hiểu lầm khi thông tin một chiều và chưa được kiểm chứng.
Áp lực thành tích, điểm số
Không đưa tiêu chí 100% HS lên lớp áp thi đua cho GV
Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng sau buổi tọa đàm này, ông sẽ tiếp tục đến cơ sở, cả những vùng khó khăn nhất để lắng nghe ý kiến trực tiếp từ GV đứng lớp về các vấn đề của GV hiện nay, trong đó có áp lực của nghề.
Theo ông Nhạ, áp lực của GV rất rộng, từ cơ chế chính sách, thu nhập, phụ cấp, đến môi trường xã hội, gia đình và HS. “GV chịu áp lực nhưng không phải vì thế mà vin vào áp lực để đi ngược chuẩn đạo đức. Cũng không phải vì trường hợp cá biệt mà khái quát lên khiến thầy cô lo lắng. Trách nhiệm của chúng ta là làm cho thầy cô yên tâm, còn làm sai ở đâu sẽ sửa. Nếu không sửa, GV sẽ được đưa ra khỏi ngành. Thầy cô làm tốt, chúng ta phải động viên, bảo vệ”, ông Nhạ nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng giải pháp mang tính gốc rễ là các trường sư phạm phải đào tạo giáo sinh phù hợp, có tri thức, kiên nhẫn, yêu nghề. Phần dạy chữ có thể yên tâm nhưng dạy người, rèn luyện giáo sinh phải được chú trọng, phát huy phẩm chất nhà giáo. Khi ra trường, họ sẽ trở thành GV tự ứng xử được các vấn đề, chủ động giảm áp lực cho chính mình.
Ông Nhạ khẳng định rất nhiều quy định cần rà soát lại, những gì không phù hợp, gây áp lực cho GV sẽ cắt bỏ. Thậm chí, thi GV giỏi cũng phải thực chất. “Trước đó, Bộ đã chỉ đạo cắt giảm nhiều cuộc thi nhưng tới đây, cả việc làm sổ sách đánh giá cũng phải giảm bớt, đặc biệt kiên quyết không đưa tiêu chí 100% HS phải lên lớp để áp thi đua cho GV”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
|
TUỆ NGUYỄN