22/01/2025

Không My Parking, không được đậu xe lòng đường!

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã nhấn mạnh như trên, tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong thực hiện Đề án thu phí đậu xe ô tô lòng, lề đường diễn ra chiều qua (22.8).

 

Không My Parking, không được đậu xe lòng đường!

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã nhấn mạnh như trên, tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong thực hiện Đề án thu phí đậu xe ô tô lòng, lề đường diễn ra chiều qua (22.8).

 
 
 

Gần 60% phương tiện đậu xe dưới lòng đường nhưng không trả phí /// Ảnh: Ngọc Dương

Gần 60% phương tiện đậu xe dưới lòng đường nhưng không trả phí   ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 
50 – 60% xe “xù” phí
Theo khảo sát của Sở GTVT TP.HCM, lượng ô tô vào đỗ trong tầng hầm các cao ốc tại trung tâm trong tháng 8 tăng mạnh. Điều này chứng tỏ việc áp mức giá đậu xe cao hơn 20 – 30% mức phí tại các trung tâm thương mại từ 1.8 đã bước đầu phát huy hiệu quả, chuyển một phần xe chiếm dụng lòng đường, vỉa hè vào các tòa nhà, cao ốc, trả lại diện tích cho giao thông.
 
Tuy nhiên, thống kê sau 20 ngày, ngân sách TP mới thu được khoảng 220 triệu đồng, trung bình 11 triệu đồng/ngày, tương đương mức thu cũ 5.000 đồng/xe/lượt. Số xe không thu được phí chiếm tới 50 – 60% tổng số phương tiện sử dụng lòng đường để đỗ xe.
 
Nhân viên hướng dẫn cài My Parking nhưng không phải tài xế nào cũng hợp tác Ảnh: Ngọc Dương

Nhân viên hướng dẫn cài My Parking nhưng không phải tài xế nào cũng hợp tác  ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM), cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thất thu lớn này. Thứ nhất, Nghị quyết của HĐND quy định việc thu phí diễn ra từ 6 – 24 giờ tất cả các ngày trong tuần nhưng đơn vị thu phí ở các quận vẫn theo cách làm việc cũ, chỉ làm việc trong giờ hành chính, nghỉ thứ bảy, chủ nhật nên vẫn chưa đảm bảo thời gian thu. Đối với tài xế, nhiều trường hợp xe vào đậu nhưng nhân viên không có mặt hoặc tài xế bỏ đi trước khi nhân viên thu phí tới. Cá biệt, còn xuất hiện hành vi cố tình không nộp tiền, bất hợp tác, thậm chí hăm dọa trực tiếp, gián tiếp nhân viên thu tiền. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng nhân viên thu tiền nhưng không hướng dẫn khách hàng phương thức trả mới, hoặc không xé vé. Điều này thể hiện qua việc một số bãi đỗ số lượng đậu rất nhiều nhưng thu lại không được bao nhiêu. 

 
 
Không My Parking, không được đậu xe lòng đường! - ảnh 2
Vỉa hè, lòng đường phải phục vụ cho mục đích giao thông. Trong khi chưa cấm được triệt để, TP phải đứng ra thu tiền nhằm chấm dứt tình trạng băng nhóm thâu tóm, loạn giá giữ xe
 
 
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến
 

 

“Ngoài ra, công nghệ chưa hoàn thiện cũng là một trong những yếu tố bất cập. Đơn cử, trong quá trình vận hành, phần mềm thao tác hơi chậm, nhiều lúc… rớt mạng. Mục tiêu quan sát được camera trên phần mềm để kiểm soát chỗ trống tại bãi đỗ chưa thực hiện xong. Một số tích hợp dịch vụ trả qua thẻ, qua các ví điện tử vẫn chưa tiện dụng…”, ông Đường thông tin.
Không chỉ bất cập trong việc thu phí, mức giá 25.000 đồng/giờ đầu tiên, lũy tiến tăng dần vào các giờ tiếp theo so với “xé vé” 5.000 đồng/lượt đậu xe trước đây được đánh giá là tăng cao đột biến, tác động mạnh tới giới tài xế. Đại diện UBND Q.1 cho biết lượng xe đậu tại các khu vực có thu phí giảm hẳn, phần lớn xe “dạt” sang các tuyến đường lân cận không thu phí, gây tình trạng thoáng chỗ này lại tắc chỗ khác.
 
Nhân viên thu “bắt tay” với tài xế?

Nghị quyết 01/2018 của HĐND TP.HCM nêu rõ tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện ô tô phải sử dụng ứng dụng công nghệ thông minh (phần mềm My Parking) trong việc quản lý đỗ xe và thu phí. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều nhân viên đỗ xe vẫn chấp nhận cho lái xe trả bằng tiền mặt.

 
Đúng như đại diện UBND Q.1 nhận định, tại một số bãi đậu xe có thu phí, lượng xe đậu vắng hơn nhiều so với trước đây. Tuyến đường Cao Bá Quát đoạn từ đường Thái Văn Lung đến Hai Bà Trưng, số xe lấp đầy chưa tới 50% số ô đỗ. Mỗi khi có xe tới, nhân viên thu phí đều chạy lại hướng dẫn tải ứng dụng My Parking để thực hiện thanh toán. Tuy nhiên khi hỏi có được phép sử dụng tiền mặt để thanh toán không, vị này trả lời: “Có, cứ giá 25.000 đồng/giờ, không có ứng dụng trả tiền mặt cũng được”. Một bảo vệ tòa nhà gần đó thông tin khi được phổ biến mức giá mới và yêu cầu tải My Parking, nhiều tài xế lắc đầu bỏ đi. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nhân viên thu phí vẫn du di cho đậu xe không cần đăng ký và báo lên trên là xe không tải được phần mềm. “Sau đó, tùy tài xế đưa lại cho ổng (nhân viên thu phí – PV) bao nhiêu thì đưa, tiền cà phê thôi”, bảo vệ này nói.
 
Trong khi đó, anh Trần Hoàng Khang (ngụ H.Bình Chánh) đậu xe chờ người thân tại đường Phan Chu Trinh (Q.1) không biết gì về việc phải tải ứng dụng mới được đậu xe. Anh Khang cho hay từ ngày TP ban hành mức phí đậu xe mới, anh đã cho xe đậu tại nhiều điểm thu phí nhưng lúc nào cũng trả bằng tiền mặt.
 
Đại diện Viettel, đơn vị cung cấp phần mềm thanh toán My Parking giải thích thời gian đầu khi mới triển khai thực hiện thu phí qua thiết bị công nghệ điện tử, Viettel đã cử đội ngũ nhân viên tới tuyên truyền, hướng dẫn cả nhân viên thu phí và tài xế. Tuy nhiên nhiều trường hợp tài xế không sử dụng điện thoại thông minh, không dùng được My Parking, nhân viên của Viettel sẽ đứng ra thu hộ, nạp tiền vào ví điện tử rồi thu qua ứng dụng trên thiết bị của nhân viên. “Trong 11 ngày đầu tiên, chúng tôi cử mỗi bãi đỗ 2 – 3 nhân viên đến trực tiếp hướng dẫn, thu hộ, cùng với khoảng 40 đoàn viên thanh niên của Sở GTVT, mỗi ngày thu được khoảng 20 triệu đồng/bãi. Tuy nhiên những ngày sau, khi nhân viên không xuống, số tiền thu được ngày càng giảm. Chủ yếu do lực lượng thu quá mỏng, tài xế không hợp tác nhưng cũng không loại trừ khả năng có tiêu cực.
 
Chấm dứt việc nhân viên nộp tiền hộ tài xế
Sau khi nghe báo cáo từ các đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu chấm dứt ngay việc nhân viên nộp tiền hộ tài xế. Nghị quyết ban hành đã nêu rõ các chủ phương tiện ô tô không sử dụng ứng dụng công nghệ thông minh thì không được phép đỗ xe dưới lòng đường (đối với các tuyến đường có thu phí) mà phải đỗ xe trong các bãi xe hoặc tầng hầm chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại. Mục tiêu của TP khi tăng giá thu lên cao như vậy là để hạn chế người dân chiếm dụng lòng đường để gửi xe, áp dụng công nghệ thông tin tiến đến xây dựng TP thông minh, đồng thời tạo thói quen cho người dân , khuyến khích nhà đầu tư xây dựng các bãi đậu xe thông minh.
 
“Vỉa hè, lòng đường phải phục vụ cho mục đích giao thông. Trong khi chưa cấm được triệt để, TP phải đứng ra thu tiền nhằm chấm dứt tình trạng băng nhóm thâu tóm, loạn giá giữ xe. TP không khuyến khích nên không đặt nặng vấn đề thu ngân sách, không cần thu hộ cho đủ chỉ tiêu. Vì thế tất cả xe nào không đáp ứng được công nghệ sẽ không được phép đậu xe trên các tuyến đường này”, ông Tuyến khẳng định.

Phó chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu phải có báo cáo cụ thể đúng thực tế tại sao thu không triệt để, từng tuyến đường do những nguyên nhân nào, có tiêu cực hay do nhân viên chưa dám làm quyết liệt… để đưa ra giải pháp chấn chỉnh. 

Cân nhắc giờ thu
Một trong những khó khăn lớn nhất khiến việc thu phí đậu xe dưới lòng đường, vỉa hè không triệt để do lực lượng thu phí hiện quá mỏng, không đáp ứng đủ số giờ thu theo Nghị quyết của HĐND TP. Ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP, gợi ý nên xem xét giảm bớt thời gian thu phí. Khung giờ từ 21 – 24 giờ và những ngày cuối tuần là thời gian mật độ phương tiện lưu thông trên đường thấp, cho phép đậu xe dưới lòng đường không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề giao thông. Đồng thời đó là khung giờ chủ yếu phục vụ cho các hoạt động mang tính chất kinh doanh, dịch vụ. “Nên giới hạn khung giờ thu phí đậu xe từ 6 – 21 giờ, miễn phí thứ bảy, chủ nhật, vừa không ảnh hưởng giao thông, vừa giải quyết phần nào bài toán nhân sự”, ông Quân đề xuất.

HÀ MAI