Hạt giống hoà bình trong GP. Sylhe, Bangladesh: Một “bàn tròn” với người Hồi giáo, người Hindu và Phật giáo

Sylhet – Cùng nhau ngồi xung quanh một bàn tròn để “xây dựng một quốc gia hoà bình”. Đây là sáng kiến được thúc đẩy bởi Uỷ ban Đối thoại Liên tôn giáo thuộc Giáo phận Sylhet, đông bắc Bangladesh.

 Hạt giống hoà bình trong GP. Sylhe, Bangladesh: Một “bàn tròn” với người Hồi giáo, người Hindu và Phật giáo

 

 

Các giáo mục Bangladesh trong một buổi gặp ĐTC Phanxicô

Sylhet – Cùng nhau ngồi xung quanh một bàn tròn để “xây dựng một quốc gia hoà bình”. Đây là sáng kiến được thúc đẩy bởi Uỷ ban Đối thoại Liên tôn giáo thuộc Giáo phận Sylhet, đông bắc Bangladesh. Văn phòng giáo phận đã tổ chức một chương trình cho các nhà lãnh đạo Hindu, Hồi giáo và Phật giáo. Có ít nhất 200 lãnh đạo tôn giáo của các tôn giáo khác nhau hiện diện. Mục tiêu rõ ràng là làm cho các nhà lãnh đạo hiểu rằng cần phải hợp tác để xây dựng một đất nước hoà bình.

Chủ đề của sự kiện là “Một trái tim cởi mở mang lại hoà bình và hoà hợp”. Sanghanando Thero, lãnh đạo của đan viện Phật giáo Sylhet Buddho Bihar, người rất hưởng ứng mục đích của cuộc họp, nói: “Nếu mọi người làm việc với tư duy tích cực, sẽ thành công. Đó là lý do tại sao chúng ta phải sử dụng con tim đúng cách. Như một người mẹ cứu đứa con bằng cách cho người con sự sống, chúng ta cũng phải cứu tất cả các loài động vật trên trái đất. Nếu các nhà lãnh đạo tôn giáo khác nhau ngồi cùng bản để thảo luận, tôi tin rằng nhiều vấn đề sẽ được giải quyết.”

Các nhà lãnh đạo khác đã bày tỏ quan điểm tương tự, như Nasir Ullaha, một người Hồi giáo, một cựu thẩm phán của quận Syhet nói: “Con người tạo ra sự chia rẽ nhưng tất cả chúng ta đều được một Thượng Đế tạo ra. Nếu chúng ta có thể ngăn chặn sự chia rẽ, xung đột, chúng ta có thể tạo ra một xã hội trong đó hiện diện sự hoà hợp.” 
 
Shami Chandranathananda, người Hindu, giám đốc của Sylhet Ramkrishno Mission and Ashrom, nói thêm: “Ai không tin vào Thượng Đế đều không thể được coi là đạo đức. Chúng ta phải tin rằng Thượng Đế hiện diện trong mọi sự. Tất cả các tín ngưỡng đều nhắc nhở chúng ta mở con tim. Lòng ghen tị phá huỷ con người. Vì vậy, trước tiên chúng ta phải sửa bản thân mình.”

Đức cha Bejoy D’Cruze, Giám mục giáo phận và người ủng hộ sự kiện này, khẳng định: “Tất cả mọi người đều bình đẳng và giống hệt nhau. Không có sự khác biệt giữa người đói, khát, hạnh phúc hay đau yếu. Con người là trên hết: điều này là đúng. Đó là phương châm hoà bình và hoà hợp.”
 
Ngài kết luận: “Tất cả chúng ta phải yêu người thân cận. Chúng ta sống bên cạnh nhau, nhưng không cùng nhau. Chúng ta không được nhìn người khác chỉ từ bên ngoài mà còn từ bên trong. Chúng ta phải vượt qua cái ác với điều tốt. Tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo phải làm việc để tìm thấy hoà bình trên trái đất.” (Asia News 30/06/2018)


 
 

Ngọc Yến