25/01/2025

Mất tiền vì số điện thoại lạ

Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo số điện thoại đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử là số điện thoại chính chủ tài khoản nhằm ngăn việc bán lại cho tội phạm.

 

Mất tiền vì số điện thoại lạ

Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo số điện thoại đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử là số điện thoại chính chủ tài khoản nhằm ngăn việc bán lại cho tội phạm.

 
 
 
 
Nên đăng ký số điện thoại chính chủ khi giao dịch ngân hàng điện tử 	 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nên đăng ký số điện thoại chính chủ khi giao dịch ngân hàng điện tử   ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

 
 
Trước đó không ít người đã mất tiền vì đăng ký bằng số điện thoại lạ.
Giả danh công an, toà án…
 
 
Chấn chỉnh hoạt động đường dây nóng
NHNN vừa có công văn yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ thực hiện chấn chỉnh việc tiếp nhận, xử lý tra soát, khiếu nại của khách hàng theo quy định. Qua theo dõi, giám sát, NHNN nhận thấy tổng đài điện thoại (đường dây nóng) của một số ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả, khách hàng (chủ thẻ) rất khó liên hệ để đề nghị hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp, gây bức xúc cho khách hàng.
 

Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) Công an TP.HCM, tội phạm mạo danh điều tra viên, cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án sau thời gian tạm lắng gần đây có dấu hiệu phức tạp trở lại và có thủ đoạn mới. Cụ thể, bọn tội phạm thường liên hệ người bị hại và thông báo họ có liên quan đến đường dây tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma tuý, rửa tiền mà cơ quan công an đang tiến hành điều tra. Từ đó chúng dò hỏi các thông tin về tài khoản, tiền gửi tại ngân hàng (NH)…; sau đó chúng sẽ yêu cầu bị hại ra NH để mở một tài khoản đứng tên chính bị hại nhưng đăng ký dịch vụ NH điện tử (Internet Banking) cho tài khoản đó bằng số điện thoại do chúng cung cấp để kiểm tra, xác minh, giám định số tiền này có liên quan đến đường dây tội phạm hay không. Với lý do giám sát tài khoản này của bị hại, chúng buộc nạn nhân cung cấp toàn bộ tên đăng nhập (username) và mã kích hoạt được nhắn vào số điện thoại của chúng. Từ những thông tin này, những kẻ lừa đảo dễ dàng chuyển tiền sang tài khoản khác bằng Internet Banking.

Điển hình là vào đầu năm 2018, bọn tội phạm yêu cầu
bà N.T.T.B (H.Bình Chánh, TP.HCM) mở tài khoản tại NH nhưng đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại của các đối tượng lừa đảo. Sau khi bà B. hoàn thành việc đăng ký, các đối tượng lừa đảo yêu cầu bà này chuyển hơn 1 tỉ đồng vào tài khoản mới. Cùng ngày, bọn chúng đã sử dụng dịch vụ Internet Banking do bà B. đăng ký để chuyển số tiền từ tài khoản của bà sang các tài khoản khác và chiếm đoạt. Bọn chúng thường sử dụng tài khoản ATM nhận tiền ở một NH khác tỉnh, tài khoản này cũng sử dụng thông tin mua lại hoặc thông tin giả nhằm xóa dấu vết. Những kẻ lừa đảo thường đánh vào điểm yếu việc kiểm tra thông tin tài khoản giữa các NH khác nhau sẽ chậm để có thời gian thực hiện rút tiền.
 
Hầu hết những người bị hại không biết rằng việc bổ sung số điện thoại của kẻ lạ khi đăng ký dịch vụ Internet Banking là đã vô tình đăng ký cho chúng được phép nhận mật khẩu mà NH gửi. Đây là lỗ hổng chết người khiến tiền trong tài khoản bị rút sạch ngay khi kẻ gian lấy được mật khẩu và truy cập vào tài khoản của người gửi.
 
Rao bán tài khoản ngân hàng với giá khủng
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, trước tình trạng lừa đảo gia tăng, đơn vị này đã yêu cầu các NH nhắc nhở nhân viên trao đổi với khách, hỏi rõ số điện thoại đăng ký có phải của họ không để kịp thời cảnh báo. Và mới nhất là khuyến cáo của NHNN về việc khách hàng sử dụng số điện thoại chính chủ khi đăng ký dịch vụ NH điện tử, mobile banking.
 
Trước đó, cuối tháng 5, NHNN đã có cảnh báo trên hệ thống hành vi sử dụng các giấy tờ tùy thân giả mạo để đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, sau đó bán lại cho người khác để sử dụng là vi phạm quy định. Những hành vi bị cấm như cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ; mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà chủ tài khoản bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
 
Trên một số website hiện đang rao bán các số tài khoản cá nhân của nhiều NH như Vietcombank, Techcombank, MB… với giá trên trời. Chẳng hạn, giá mở tài khoản của Vietcombank có 5 số đuôi là số 6, 8, 9… có giá 18 triệu đồng; tài khoản Techcombank có 6 số đuôi là 5, 6, 7, 8… có giá từ 5 – 7,5 triệu đồng; tài khoản của MB có giá 1 – 11 triệu đồng. Liên hệ với người rao bán số tài khoản Vietcombank có dãy số đuôi 68, chúng tôi được báo giá từ 50 triệu đồng. Người này thông tin sẽ có người đến tận nơi nhận các chứng từ làm thủ tục mở thẻ. Ngược lại, đại diện các nhà băng đều khẳng định NH không có chủ trương này vì số tài khoản khách hàng cá nhân nhảy tự động. Các NH cho biết sẽ kiểm tra lại trên hệ thống tình trạng này và cảnh báo khách hàng không nên mua số tài khoản cá nhân để tránh rủi ro mất tiền.
 
 
THANH XUÂN