25/01/2025

‘Đại gia’ bán lẻ ngoại lỗ triền miên

‘Đại gia’ bán lẻ ngoại lỗ triền miênBất chấp doanh thu vẫn tăng trưởng đều với những con số đẹp như mơ, liên tục trong 11 năm hoạt động tại VN, nhà bán lẻ đến từ xứ sở kim chi Lotte Mart bị lỗ đến 117 tỉ won, tương đương khoảng 2.300 tỉ đồng.

 

‘Đại gia’ bán lẻ ngoại lỗ triền miên

‘Đại gia’ bán lẻ ngoại lỗ triền miênBất chấp doanh thu vẫn tăng trưởng đều với những con số đẹp như mơ, liên tục trong 11 năm hoạt động tại VN, nhà bán lẻ đến từ xứ sở kim chi Lotte Mart bị lỗ đến 117 tỉ won, tương đương khoảng 2.300 tỉ đồng.


 
 
Khách hàng đông, doanh thu tăng mạnh nhưng Lotte Mart vẫn liên tục báo lỗ /// Ảnh:  Độc Lập

Khách hàng đông, doanh thu tăng mạnh nhưng Lotte Mart vẫn liên tục báo lỗ  ẢNH: ĐỘC LẬP

 
Doanh thu tăng 200 lần
Sáng qua, dù là giữa tuần, tại Trung tâm thương mại (TTTM) Lotte Mart trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Q.7, TP.HCM), lượng khách hàng vẫn khá đông. Trong khung giờ từ 11 giờ 30 – 12 giờ, bãi giữ xe bên hông TTTM chật kín xe. Phía bên trong, các cửa hàng ăn uống, cà phê, đồ chơi, trò chơi, hiệu sách, trung tâm thể thao, rạp chiếu phim… đều lấp đầy từ mặt tiền đến các lầu. Phục vụ đầy đủ cho nhu cầu mua sắm giải trí của khách hàng nên Lotte Mart thu hút được lượng khách hàng đến vui chơi mua sắm khá đông. Đặc biệt, vào hai ngày cuối tuần, lượng khách hàng tăng gấp nhiều lần so với ngày thường và hai bãi giữ xe luôn kín chỗ.
 
‘Đại gia’ bán lẻ ngoại lỗ triền miên - ảnh 1

 

Khách hàng đông góp phần giúp doanh thu của Lotte Mart tăng trưởng mạnh liên tục trong 11 năm qua. Số liệu mới được công bố từ Lotte Shopping Hàn Quốc cho thấy, năm 2017 Lotte Mart VN (gồm 13 TTTM) tiếp tục tăng trưởng 12%, đạt hơn 5.700 tỉ đồng. Nếu so với doanh thu khoảng 30 tỉ đồng trong 2 năm đầu hoạt động 2007 – 2008 thì quy mô hoạt động của tập đoàn bán lẻ đến từ Hàn Quốc đã tăng gần 200 lần. Điều này cũng tương xứng với tốc độ phát triển của thị trường bán lẻ hiện đại tại VN trong thời gian qua.
Lỗ nhưng vẫn liên tục mở rộng

Trái ngược với đà tăng trưởng, suốt 11 năm qua, công ty này liên tục báo lỗ với số khủng. Đáng nói, những năm 2013 – 2016 doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước cả nghìn tỉ đồng, cuối năm công ty vẫn lỗ hàng trăm tỉ đồng. Đỉnh điểm là năm 2015 lỗ hơn 533 tỉ đồng. Ước tính sau 11 năm kinh doanh ở VN, Lotte Mart lỗ khoảng 117 tỉ won, tương đương 2.300 tỉ đồng. 

 
 
‘Đại gia’ bán lẻ ngoại lỗ triền miên - ảnh 2
Chuyện các tập đoàn bán lẻ báo cáo lỗ liên tục nhưng luôn mở rộng hoạt động, đẩy mạnh đầu tư là khó hiểu. Có nhiều cách để các DN bán lẻ có thể hạ thấp doanh thu so với thực tế trong báo cáo…
 
 
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội
 

 

Điều đáng nói là dù thua lỗ, công ty này vẫn liên tục mở rộng địa bàn kinh doanh trên cả nước. Cụ thể, ngay sau khi đưa vào hoạt động TTTM đầu tiên vào năm 2008 là Lotte Mart Q.7 (TP.HCM), từ 2009 – 2013, công ty này đưa vào hoạt động 5 TTTM và đại siêu thị. Trong 3 năm tiếp theo, Lotte Mart khai trương liên tiếp 7 TTTM và đại siêu thị, nâng tổng số lên 13 TTTM và đại siêu thị. Đến năm 2017 Lotte Mart triển khai ứng dụng mua sắm trên di động Speed L; tháng 4.2018 mở thử nghiệm mô hình cửa hàng tiện lợi Speed L.
 
Theo ông Jeong Seong Won, Giám đốc tài chính Lotte VN, báo cáo tài chính đã được kiểm toán tính đến cuối năm 2017 bởi Công ty kiểm toán độc lập PwC Việt Nam, lỗ lũy kế của công ty đến hiện tại là gần 800 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu của công ty hiện là 1.600 tỉ đồng. Giải thích về con số lỗ lũy kế, ông Jeong Seong Won đưa ra một số nguyên nhân. Đầu tiên là do mở rộng quy mô. “Mỗi trung tâm mới khi đi vào hoạt động cần trung bình từ 5 – 8 năm kể từ ngày khai trương để đạt được điểm hòa vốn”, vị này giải thích. Lý do thứ 2 là ước tính Lotte Mart đã chi hơn 8.913 tỉ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, vị trí mặt bằng chiến lược, trang thiết bị hiện đại… Một yếu tố “khách quan” mà ông Jeong Seong Won viện dẫn là một số TTTM Lotte chưa đạt kết quả kinh doanh như mong đợi.
 
Mặt khác, vị này cũng thừa nhận doanh thu của Lotte Mart tăng trưởng liên tục trong những năm qua. Năm 2015 trên 4.191 tỉ đồng, năm 2016 trên 5.009 tỉ đồng, năm 2017 là 5.269 tỉ đồng “là nhờ việc mở thêm trung tâm mới cũng như các giải pháp đầu tư đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng và mở thêm các mô hình kinh doanh mới”.
Cảnh giác với điệp khúc lỗ của DN ngoại
 

Chuyện Lotte Mart liên tục báo lỗ nhưng cũng liên tục mở rộng mô hình kinh doanh khiến nhiều người nhớ đến những nghi vấn chuyển giá của một số “đại gia” bán lẻ nước ngoài ở VN trước đó. Đầu tiên là hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry (Đức) sau 12 năm có mặt tại thị trường VN có tới 11 năm liên tục báo lỗ từ 89 – 160 tỉ đồng mỗi năm, chỉ 1 năm có lãi. Đáng nói, dù lỗ nặng nhưng Metro đã mở tới 19 điểm bán sỉ ở các vị trí đắc địa trên khắp cả nước với doanh thu tăng cực mạnh. Nếu năm 2002 chỉ đạt 608 tỉ đồng thì đến năm 2013, con số này đã lên tới 14.700 tỉ đồng, gấp 22 lần. Đáng nói là năm 2015, Metro Cash & Carry VN âm thầm bán lại toàn bộ mảng kinh doanh bao gồm 19 siêu thị và các danh mục đầu tư bất động sản liên quan tại VN cho một tập đoàn Thái Lan với giá gần 900 triệu USD. Thương vụ này chỉ được biết đến khi chuỗi siêu thị đổi sang tên mới MM Mega Market. Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam đã bị ngành thuế phát hiện chuyển giá và sau một thời gian đấu tranh đã thu được 1.911 tỉ đồng tiền thuế. Khi về tay chủ mới, được tăng vốn điều lệ từ 1.911 tỉ đồng lên 3.620 tỉ đồng, nhưng cuối năm 2016, doanh thu của chuỗi bán lẻ này lại giảm đến 3.000 tỉ đồng và tiếp tục lỗ 110 tỉ đồng, tương đương mức lỗ hằng năm của Metro trước đó. Nghi ngờ có chuyển giá, tháng 4.2015, sau 2 tháng thanh tra, cơ quan thuế đã đề nghị truy thu 507 tỉ đồng từ MM Mega Market.

 
Tiến bộ hơn nhưng trong 13 năm hoạt động của chuỗi siêu thị BigC cũng đa phần là lỗ. Công ty này chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vào năm 2009 – 2014. Sau đó, BigC cũng được Tập đoàn Casino (Pháp) bán lại cho Tập đoàn Central Group (Thái Lan) vào năm 2016 với giá khoảng hơn 1 tỉ USD.
 
‘Đại gia’ bán lẻ ngoại lỗ triền miên - ảnh 5

Khách hàng đông, doanh thu tăng mạnh nhưng Lotte Mart vẫn liên tục báo lỗ  ẢNH: ĐỘC LẬP

 

 

Lỗ liên tục nên các ông lớn bán lẻ này chỉ đóng thuế giá trị gia tăng, môn bài, tiền thuê đất, thuế nhà thầu… mà không phải đóng thuế TNDN. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, bày tỏ nghi ngờ về con số lỗ liên tục của nhiều tập đoàn bán lẻ ngoại tại VN. Nhà ở ngay sau lưng TTTM Lotte Mart Sơn Tây (Hà Nội) nên ông Phú chứng kiến hoạt động kinh doanh của siêu thị này luôn rất sầm uất, đặc biệt là dịp cuối tuần. Có nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị, ông Phú phân tích, hơn 80% hàng hóa được bán trong các TTTM là do các nhà sản xuất gửi bán nên các chủ siêu thị không phải bỏ nhiều vốn, không mất chi phí tài chính… thành ra lãi gộp sẽ lớn hơn nhiều ngành khác.

“Thông thường, chủ các siêu thị sau khi bán hàng thu tiền xong còn được chậm trả cho nhà sản xuất, nên chi phí vốn rất thấp. Do đó chuyện các tập đoàn bán lẻ báo cáo lỗ liên tục nhưng luôn mở rộng hoạt động, đẩy mạnh đầu tư là khó hiểu. Tôi đề nghị cần phải có kiểm toán vào cuộc dù bất kể là DN trong hay ngoài nước. Đồng thời bổ sung các quy định như thực hiện hóa đơn điện tử, nối mạng với cơ quan thuế để kiểm soát doanh số bán ra thực tế. Cũng như kiểm tra chi tiết các khoản đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị… Bởi khi công bố lỗ, các DN này không phải nộp một đồng thuế TNDN nào và nếu doanh thu khai thấp thì còn thủ tiêu luôn cả thuế giá trị gia tăng mà người tiêu dùng đã nộp cho nhà nước”, ông Phú nhấn mạnh. 

Thị trường VN đã xuất hiện hàng loạt tên tuổi bán lẻ đình đám thế giới như Lotte, BigC, MM Mega Market (trước là Metro), Circle K, B’smart, Family mart, Auchan… Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến hết năm 2016 các doanh nghiệp FDI đã chiếm 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 17% thị phần qua TTTM, siêu thị; 15% thị phần qua siêu thị mini và 50% thị phần qua các hình thức bán hàng trực tuyến, truyền hình, điện thoại…

MAI PHƯƠNG – NGUYÊN NGA