Bỏ đề xuất tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS
Hai nội dung tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS đều không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
Bỏ đề xuất tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS
Hai nội dung tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS đều không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình của Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ẢNH: QUANG KHÁNH
|
Bộ Tài chính góp ý: “Ngày 4.11.2013, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa 11 đã thông qua Nghị quyết số 29 -NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó có nội dung lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy vậy, hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá hệ thống thang bảng lương, phụ cấp đối với từng ngành, lĩnh vực, khu vực. Vì vậy, đề nghị Bộ GD-ĐT làm việc với Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, trình Quốc hội phương án tổng thể về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo để đảm bảo sự tương quan, thống nhất về tiền lương, phụ cấp với các ngành, nghề khác trong giai đoạn tới”.
Ý kiến
Miễn học phí, tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội
Khoản 2 điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định: “từng bước phổ cập giáo dục trung học”; Nghị quyết số 29-NQ/TƯ quy định: “Đối với giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”. Đồng thời, chế độ thu học phí hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế, như: luật Giáo dục hiện hành quy định: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo dục tiểu học và giáo dục THCS. Tuy nhiên, đến nay nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và giáo dục THCS vẫn chưa được miễn học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, phần lớn HS mầm non, THCS, THPT sống ở vùng nông thôn, miền núi, thu nhập gia đình tương đối thấp, vì vậy mặc dù mức thu học phí không quá cao, nhưng cũng là một gánh nặng đối với gia đình có thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo… Đối với giáo dục THCS cần có chính sách miễn giảm học phí cho đối tượng này, đảm bảo giáo dục cơ bản cho toàn bộ HS có hoàn cảnh khác nhau trong cả nước được tiếp cận với giáo dục phổ thông. Đồng thời, tạo nguồn tuyển sinh và tăng tỷ lệ HS qua đào tạo nghề nghiệp. Miễn học phí đối với HS THCS sẽ huy động được HS THCS đến trường, định hình việc phân luồng HS THCS và định hướng nghề nghiệp cho HS THPT rõ ràng hơn, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. “Miễn học phí đối với HS THCS sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho mỗi cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội”, giải trình của Bộ GD-ĐT khẳng định.
Giải thích của Bộ GD-ĐT
Cần sửa đổi quy định về lương nhà giáo
Cần phải xem xét sửa đổi quy định về tiền lương của nhà giáo để thể chế hóa Nghị quyết 29 của Đảng. Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành T.Ư đã xác định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp chứ không phải là xếp trong nhóm cao nhất. Do đó, tôi cho rằng cần phải xem xét sửa đổi điều 81 của luật Giáo dục quy định về tiền lương nhà giáo để khẳng định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bảng lương hành chính sự nghiệp.
Ông Hà Ngọc Chiến
(Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội) |