27/11/2024

Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ

Bất chấp những ngôn ngữ cứng rắn, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ (NSS) 2017 chứa đựng thông điệp khá rối rắm đối với Biển Đông, trong khi Trung Quốc đang tăng tốc…

 

Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.

 

Bất chấp những ngôn ngữ cứng rắn, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ (NSS) 2017 chứa đựng thông điệp khá rối rắm đối với Biển Đông, trong khi Trung Quốc đang tăng tốc…


 

Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu sau khi công bố Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 2017 – Ảnh: Reuters

Trong một động thái bất ngờ, Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hôm 25-12 đăng tải báo cáo mới của Chính phủ Trung Quốc công khai những hoạt động bồi đắp, xây dựng tại các thực thể ở Biển Đông.

 

Chắc chắn Biển Đông là nguồn xung đột tiềm năng của Mỹ và Trung Quốc nếu quan hệ song phương xấu đi, nhưng đến nay nó chưa là ưu tiên chính của ông Trump. Việt Nam tiếp tục là một đối tác quan trọng và ngày càng phát triển trong an ninh và kinh tế của Mỹ

Colin Willett (cựu giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á tại Hội đồng An ninh Mỹ)

Trung Quốc tận dụng tốt năm 2017

Báo cáo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố NSS hồi tuần trước, với tổng cộng 33 lần nhắc tới Trung Quốc theo hướng tiêu cực. Chiến lược ấy tái khẳng định lập trường của Mỹ xem Trung Quốc là đối trọng, đồng thời cam kết sẽ “gia tăng sức ảnh hưởng của Mỹ” và “duy trì hoà bình thông qua sức mạnh”, trong khi cũng “điểm mặt – đặt tên” các hoạt động xây dựng, bồi đắp và quân sự hoá của Trung Quốc tại các thực thể nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.

Tại Hội thảo quốc tế lần 9 về Biển Đông tổ chức ở TP.HCM tháng 11-2017, ông Brahma Chellaney – giáo sư nghiên cứu chiến lược Trung tâm Nghiên cứu chính sách (Ấn Độ), khẳng định Trung Quốc tăng tốc trong các hoạt động phi pháp trên biển. Học giả người Ấn Độ ví Biển Đông như một cuộc chạy marathon mà Trung Quốc đang có lợi thế.

 

Còn nói như Michael Fuch – nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Vì sự tiến bộ của Mỹ, thì “biển cả đã êm đềm đối với Trung Quốc trong Biển Đông năm 2017”. 

Giới quan sát tựu trung cho rằng Trung Quốc đã tận dụng tốt năm 2017 để đẩy mạnh hoạt động phi pháp trên biển, trong bối cảnh đối trọng chính là Mỹ buộc phải ưu tiên giải quyết vấn đề Triều Tiên.

“Từ NSS, có thể suy luận rằng Biển Đông được xem là đấu trường tranh chấp tiềm năng, nhưng nó lại rơi xuống thấp trong thang ưu tiên so với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu” – GS Carl Thayer – chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói với Tuổi Trẻ.

Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ - Ảnh 3.

Thực hiện nghi thức nắm tay đoàn kết chụp ảnh tại Hội nghi cấp cao ASEAN tổ chức ở Philippines tháng 11 vừa qua. Từ trái sang: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – Ảnh: REUTERS

Hoài nghi

Trong khi chiến lược an ninh của ông Trump bao gồm ưu tiên thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ, điều quan trọng là Washington sẽ ứng xử ra sao ở Biển Đông – khu vực Trung Quốc đang hăng hái nhất? Và trong khi tư tưởng “Nước Mỹ trên hết” là sợi chỉ xuyên suốt của chiến lược này, nó có mâu thuẫn với các hoạt động cam kết, xây dựng năng lực cho đồng minh của Mỹ tại Biển Đông hay không?

Trả lời Tuổi Trẻ về câu hỏi này, GS Thayer cho rằng NSS chứa đựng những mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn ấy lại nhấn mạnh quan điểm muốn các nước khác hướng về Mỹ với trọng tâm là giá trị và sự lãnh đạo của Mỹ. Nói cách khác, nâng cao ảnh hưởng của Mỹ trong trường hợp này tức là ông Trump muốn sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ có thể chi phối các quốc gia khác, khiến họ làm theo những gì Mỹ muốn.

Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cũng đề cập tới Việt Nam cùng Indonesia, Malaysia và Singapore (theo đúng trật tự như thế) như những đối tác đang phát triển về kinh tế và an ninh”

GS Carl Thayer – chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc

Trong khi đó, một số chuyên gia khác thậm chí nghi ngờ về nội dung của NSS. Ankit Panda, biên tập viên tạp chí The Diplomat, viết trên báo South China Morning Post của Hong Kong rằng khó có thể hiểu được chính sách của Mỹ với châu Á nếu nhìn vào NSS.

Cam kết đáng tin cậy cho Việt Nam

Xét tới lợi ích của NSS đối với hòa bình ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho rằng chính quyền ông Trump nhiều khả năng không phản ứng mạnh với các hoạt động cải tạo và quân sự hoá phi pháp của Trung Quốc, do đồng minh Philippines sẽ không đương đầu mạnh mẽ với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, NSS vẫn chú trọng duy trì luật pháp quốc tế, cũng như khẳng định vai trò lãnh đạo trong việc duy trì trật tự dựa trên sự tôn trọng dành cho chủ quyền các nước và đây là “một cam kết đáng tin cậy đối với Việt Nam”.

NHẬT ĐĂNG