Đừng đợi ‘hết thuốc chữa’ rồi mới tìm đến bác sĩ tâm lý.

Với tư cách người trong cuộc, chuyên gia tâm lý TS Phạm Thị Thuý cho rằng còn nhiều khó khăn để người bệnh, người gặp cú sốc trong cuộc sống tìm kiếm sự giải toả qua tư vấn tâm lý.

  

Đừng đợi ‘hết thuốc chữa’ rồi mới tìm đến bác sĩ tâm lý.

 

Với tư cách người trong cuộc, chuyên gia tâm lý TS Phạm Thị Thuý cho rằng còn nhiều khó khăn để người bệnh, người gặp cú sốc trong cuộc sống tìm kiếm sự giải toả qua tư vấn tâm lý.

 


Đừng đợi hết thuốc chữa rồi mới tìm đến bác sĩ tâm lý - Ảnh 1.

Các học viên của một lớp học giảm stress cùng nhau nhảy và cười lớn để giải phóng nỗi buồn – Ảnh: Q.ĐỊNH

Trong 17 năm làm tham vấn tâm lý, tôi thấy thực tế có nhiều lý do khiến người Việt chưa quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất. Chỉ khi phát bệnh nặng, nhiều người mới đi gặp bác sĩ.

Khi có nhiều người tìm đến tư vấn tâm lý, chúng tôi thấy may mắn vì mọi người đã quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần. Chúng tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ họ nhưng nếu bản thân thân chủ không tìm đến nhà tư vấn thì chúng tôi cũng không làm được gì.”

TS Phạm Thị Thúy

TTO - Những câu hỏi đơn giản, vô hại như “bao giờ lập gia đình” nhiều khi lại rất ảnh hưởng đến tâm lý người bị hỏi. Rõ ràng là nhiều người Việt Nam chúng ta còn rất… thiếu tế nhị!

Thứ nhất, thói quen đi gặp chuyên viên tư vấn tâm lý để giải tỏa những căng thẳng chưa có ở số đông người Việt. Điều này do đặc thù lịch sử với chiến tranh kéo dài và đời sống khó khăn nhiều năm khiến nhiều người đặt việc chăm lo cho nhu cầu sinh sống lên hàng đầu, sức khoẻ xếp sau. 

Đây là một trong các lý do khiến các vấn đề về tâm bệnh ngày càng tăng, càng nặng hơn khi cuộc sống càng nhiều áp lực hơn, trong đó đáng sợ nhất là vấn đề trầm cảm, hậu quả lớn nhất là người bệnh tự tử.

 

Đặc biệt, phụ nữ Việt Nam vốn có sức “chịu đựng giỏi”. Nhưng họ không biết rằng đằng sau sự chịu đựng đó là một chuỗi những người thân cũng bị ảnh hưởng tâm lý từ họ. Cảm xúc càng dồn nén thì càng tích tụ như quả bóng tuyết càng lăn càng to. 

Người bệnh càng chần chừ nói ra thì bệnh càng nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến mọi người sống chung, nhất là con cái hay cha mẹ già. Vì cảm xúc lây lan và cảm xúc tiêu cực sinh ra hành vi tiêu cực.

Có chị kể rằng bị chồng đánh đập, bạo lực cả thể xác tinh thần lẫn tình dục, phải nói là bị giày vò tâm lý trong nhiều năm. Nhiều lần chị ấy muốn quyên sinh cùng các con nhưng rồi lại không nỡ. Chị không muốn bỏ đi, cũng không dám bỏ đi vì ông ta doạ giết con. 

Khi chị đến gặp, tôi đã giúp chị nhìn lại quãng thời gian khổ sở ấy và hướng đến giải pháp nếu vì con thì hãy giải thoát khỏi cuộc hôn nhân như thế.

Thứ hai, người Việt chưa tìm đến tư vấn tâm lý còn do thông tin về vấn đề này còn thiếu thốn. Nhìn lại các trường hợp tự tử vì trầm cảm vừa qua, số lượng người ở nông thôn nhiều hơn thành thị. 

Tất nhiên cuộc sống thành thị căng thẳng hơn nhưng người thành thị được tiếp cận tư vấn tâm lý sớm hơn. Trong khi đó, ở nông thôn nhiều người không biết có người làm tư vấn tâm lý có thể giúp họ khi gặp bế tắc trong cuộc sống.

Ngay cả khi biết có hoạt động tư vấn tâm lý, nhiều người vẫn e ngại đi nói chuyện nhà cho người khác biết. Họ không biết bảo mật là nguyên tắc đạo đức cao nhất trong nghề tư vấn tâm lý.

Ngoài ra, do lĩnh vực tâm lý rộng, mỗi nhà trị liệu chỉ tham vấn hoặc trị liệu một vài vấn đề trong ngành, nên có tình trạng người bệnh tìm không đúng người tư vấn về lĩnh vực họ cần nên không giải quyết được vấn đề, vì vậy họ mất niềm tin và không tiếp tục tìm tư vấn.

TS PHẠM THỊ THUÝ