Bão ở Biển Đông hình thành ra sao?
Bão nhiệt đới hình thành trên những vùng biển lớn có nhiệt độ ấm. Trên thế giới có ba khu vực thích hợp bao gồm Biển Đông, Vịnh Bengal và Vịnh Mexico.
Bão ở Biển Đông hình thành ra sao?
Bão nhiệt đới hình thành trên những vùng biển lớn có nhiệt độ ấm. Trên thế giới có ba khu vực thích hợp bao gồm Biển Đông, Vịnh Bengal và Vịnh Mexico.
Một cơn bão nhiệt đới được tiếp năng lượng nhờ vào hơi nước bốc lên từ bề mặt đại dương, chúng tạo nên các hình khối mây và mưa vốn thường đi kèm với bão. Do đó, sự hiện diện của một khối nước lớn (biển, đại dương) là một điều kiện quan trọng.
Biển Đông, Vịnh Bengal và Vịnh Mexico đều nằm trong dải nhiệt đới, đáp ứng đủ các điều kiện giúp bão hình thành, đặc biệt là nhiệt độ bề mặt nước biển ấm.
Trong phạm vi dải nhiệt đới, bão thường được quan sát giữa vĩ tuyến 10 – 30, không quá sát đường xích đạo. Sở dĩ như vậy vì ở gần xích đạo, Lực Coriolis giúp các cơn bão chuyển động xoáy rất yếu.
Ngoài ra, bão nhiệt đới thường hình thành gần Đới hội tụ liên chí tuyến (ITCZ), là nơi hội tụ của hai luồng gió mậu dịch đông bắc và đông nam. ITCZ là một thành phần quan trọng vì nó kích hoạt chuyển động của luồng không khí thấp, cuối cùng phát triển thành bão.
“Hầu hết bão nhiệt đới hình thành từ các khu vực áp suất thấp, xoáy lên cao và tách ra khỏi một dải áp suất thấp rộng lớn gọi là máng gió mùa. Cách hình thành này khác với bão ở Đại Tây Dương, vốn phát triển từ sóng nhiệt đới Tây Phi” – nhà khí tượng học Dan Kottlowski của trang AccuWeather.com giải thích.
La Nina xuất hiện ở Thái Bình Dương
Cục Khí tượng Úc (BOM) vừa qua đã nêu cảnh báo gần như chắc chắn La Nina sẽ diễn ra tại khu vực phía Nam Thái Bình Dương vào cuối năm nay.
Báo cáo của BOM mang tên “Dao động phía Nam của El Nino” cho rằng nhiều khả năng La Nina sẽ “đổ bộ” vào khu vực này trong tháng 12. Tuy nhiên, đợt La Nina này sẽ “ngắn và khá yếu” và không gây mưa nhiều như các đợt La Nina thông thường.
Ông Blair Trewin – chuyên gia khí hậu cấp cao của BOM, cho biết thay vì mưa, nhiều khả năng khu vực này sẽ phải hứng chịu các đợt sóng nhiệt. Nguyên nhân là do nhiệt độ tại các vùng biển Thái Bình Dương nhiệt đới đã giảm, các khu vực như Trung và Trung – Đông Thái Bình Dương hiện có nhiệt độ bề mặt thấp hơn mức trung bình từ 0,5-0,6 độ C. Nước biển mát hơn đồng nghĩa với việc sẽ có ít nước bốc hơi hơn và La Nina sẽ khó có thể mang nhiều mưa tới Úc. Do đó, Úc sẽ có một mùa Hè khô nóng bất chấp La Nina năm nay sẽ “hỏi thăm” Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, chuyên gia Trewin cũng cảnh báo đây chỉ là trường hợp của Úc. Tại các khu vực của thế giới vẫn sẽ phải “đón” những tác động thường thấy của hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Bão nhiệt đới xảy ra quanh năm ở khu vực bắc Biển Đông. Tuy nhiên, “mùa bão” – khoảng thời gian bão xuất hiện nhiều nhất ở Biển Đông – thường bắt đầu từ lúc chuyển tiếp mùa thu (tháng 10) đến nửa đầu mùa gió mùa đông bắc (tháng 11-12).
Bão xuất hiện trong thời gian gió mùa tây nam (tháng 3-9) thường hình thành ở phía đông đảo Luzon của Philippines. Ban đầu chúng di chuyển về hướng Đài Loan, và sau đó bẻ ngoặt theo hướng đông bắc về phía nam Nhật Bản. Các cơn bão này ảnh hưởng gián tiếp đến Biển Đông, gây sóng cao và gió mạnh.
Nhưng dần về cuối năm, từ tháng 10-12, bão nhiệt đới chủ yếu di chuyển theo hướng Tây, băng qua Philippines và tiến vào Biển Đông. Càng vào cuối mùa, các cơn bão này càng có xu hướng hình thành sâu hơn về phía Nam.
Bão ở Biển Đông, Thái Bình Dương được đặt tên ra sao?
Các cơn bão ở Biển Đông và Thái Bình Dương được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên dựa trên cơ sở dữ liệu của Chương trình Bão nhiệt đới thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới.
Danh sách này bao gồm 140 tên gọi được trình lên bởi các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia…
Philippines cũng góp tên gọi riêng, tuy nhiên, Cơ quan Khí tượng, địa chất và thiên văn học Philippines (PAGASA) sẽ dùng tên địa phương bất cứ khi nào một cơn bão đi vào Khu vực trách nhiệm (PAR) của nước này.
Ví dụ, khi bão Neoguri hình thành hồi đầu tháng 7-2014, nó được biết đến dưới tên Florita khi đi qua Philippines.
“Các chuyên gia dự báo có trong tay một danh sách tên cụ thể để đặt cho các cơn bão. Theo chu kỳ, một cái tên nào đó sẽ được rút ra và thay bằng tên khác” – nhà khí tượng Jim Andrews của trang AccuWeather.com giải thích.