24/01/2025

Đề thi ngày càng thực tế hơn

Thay vì những câu hỏi mang tính truyền thống, kiểm tra kiến thức hàn lâm khiến học sinh phải thuộc lòng để trả lời một cách máy móc, đề thi kiểm tra học kỳ của nhiều quận tại TP.HCM đã lồng ghép và vận dụng thực tiễn linh hoạt.

 

Đề thi ngày càng thực tế hơn.

Thay vì những câu hỏi mang tính truyền thống, kiểm tra kiến thức hàn lâm khiến học sinh phải thuộc lòng để trả lời một cách máy móc, đề thi kiểm tra học kỳ của nhiều quận tại TP.HCM đã lồng ghép và vận dụng thực tiễn linh hoạt.


 

 

Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) làm bài kiểm tra học kỳ 1 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) làm bài kiểm tra học kỳ 1ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Từ những câu chuyện thực tế dạy làm người
Chẳng hạn, đề thi kiểm tra môn giáo dục công dân lớp 8 có nêu câu chuyện và đính kèm hình ảnh học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) lễ phép cúi đầu chào bác bảo vệ trước khi vào cổng trường do một phụ huynh học sinh (HS) ghi lại khiến cư dân mạng “dậy sóng” vào tháng 9 vừa qua. Từ đó, đề bài yêu cầu HS rút ra bài học cho bản thân. 

 
 
Đề thi ngày càng thực tế hơn - ảnh 2
Đề thi sử dụng những tư liệu ngoài sách giáo khoa không khiến học sinh bỡ ngỡ mà ngược lại tạo sự thích thú

Đề thi ngày càng thực tế hơn - ảnh 3
 
Nguyễn Ngọc Tường Anh, học sinh Trường THCS Colette (Q.3)

 


Chia sẻ về câu hỏi này, Nguyễn Ngọc Tường Anh, HS Trường THCS Colette (Q.3), nói: “Hầu hết chúng em đều xem đoạn phim ngắn quay lại hình ảnh đẹp của các anh chị Trường Lê Hồng Phong nên ngay lúc đó thật sự trong suy nghĩ đã tự răn mình. Đề thi sử dụng những tư liệu ngoài sách giáo khoa không khiến HS bỡ ngỡ mà ngược lại tạo sự thích thú”.
Một giáo viên cho rằng đề thi thể hiện tính phổ quát chứ không mang tính áp đặt, cho thấy người biên soạn thể hiện sự tôn trọng học trò, không cho rằng “tất nhiên ai cũng đã xem đoạn phim ngắn này”.
Sáng 14.12, HS lớp 9 của Q.Tân Bình thực hiện bài kiểm tra mà trong đó dữ liệu là đoạn trích bức thư gửi con trai của một chính trị gia nước ngoài đăng tải trên internet về tình yêu gia đình, sự tự lập, tìm kiếm tri thức và nuôi dưỡng ước mơ… Nguyễn Khúc Thụy Khuê, HS Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, cho biết: “Dù trước đó em chưa từng đọc bức thư này nhưng đề bài cung cấp một đoạn trích và yêu cầu thể hiện khả năng vận dụng kiến thức ngữ pháp để trả lời câu hỏi không làm chúng em khó khăn. Để làm được bài, HS chỉ cần đọc, hiểu; bên cạnh đó chúng em còn rút ra được bài học về tình cảm gia đình”.
Bà Nguyễn Thị Thuý Kiều, chuyên viên phụ trách môn ngữ văn Phòng GD Q.Tân Bình, cho rằng khi sử dụng những văn bản ngoài sách giáo khoa, HS khá thích thú vì có cảm giác không nặng nề, thoải mái khi làm bài.
Đề thi ngày càng thực tế hơn - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Tham nhũng, hối lộ vào đề thi môn GDCD

Những vấn đề xã hội đã và đang được quan tâm trong thời gian qua như việc tặng vàng của gia đình cụ Trịnh Văn Bô, tình trạng tham nhũng, hối lộ… đã xuất hiện trong đề kiểm tra học kỳ môn giáo dục công dân (GDCD).
Đòi hỏi khả năng tư duy, vận dụng ở học sinh
Trong hướng dẫn gửi các phòng GD tổ chức kiểm tra định kỳ, Sở GD-ĐT yêu cầu đề thi cần chú ý tăng cường các câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống nhưng tránh khiên cưỡng, gượng ép. Lãnh đạo Sở nhấn mạnh, các phòng GD sử dụng ngữ liệu là các vấn đề đang được HS quan tâm, nhưng phải được chọn lọc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của đại đa số người dân, có tính định hướng giáo dục.
Chuyên viên phụ trách công tác biên soạn đề kiểm tra của một phòng GD nói rằng tình huống đưa vào đề phải phù hợp với lứa tuổi, mang tính giáo dục và nhân văn chứ không thể khiên cưỡng, áp đặt, muốn đưa gì cũng được.
Hiện nay không phải riêng đề kiểm tra định kỳ mà ngay các bài kiểm tra một tiết, giáo viên cũng có những câu đòi hỏi HS thể hiện khả năng tư duy, vận dụng chứ không trả bài một cách máy móc. Do vậy, chuyên viên trên chia sẻ: “Giáo viên phải cập nhật thông tin liên tục chứ không chỉ riêng HS. Từ đó biết vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các tình huống, các sự kiện, vấn đề. Chẳng hạn, từ tình huống va chạm giữa những người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, nhưng do HS cấp THCS chưa sử dụng phương tiện này mà thường được cha mẹ đưa đón nên có thể linh hoạt chuyển sang tình huống giẫm vào chân nhau khi chạy nhảy trên sân trường. Qua đó cũng có thể lồng ghép vào các kiến thức về nói lời xin lỗi, cảm ơn, sự ích kỷ…”.
Đề thi ngày càng thực tế hơn - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Đề thi lớp 10 năm 2018 sẽ nhẹ nhàng hơn năm 2017

Chuyên viên phụ trách biên soạn đề thi lớp 10 Sở GD-ĐT TP.HCM chia sẻ đây là năm đầu tiên Sở thực hiện cấu trúc đề thi theo định hướng mới, đề thi sẽ yêu cầu nhẹ nhàng hơn so với đề của năm 2017.

 

Bích Thanh