Chuyển ‘hộ khẩu điện tử’ dân có phải chứng minh chỗ ở hợp pháp?
Buổi giao lưu trực tuyến với đại diện Bộ Công an và các chuyên gia về việc triển khai Nghị quyết 112 của Chính phủ đang diễn ra tại báo Tuổi Trẻ bắt đầu từ 15h ngày 11-11.
Chuyển ‘hộ khẩu điện tử’ dân có phải chứng minh chỗ ở hợp pháp?.
Buổi giao lưu trực tuyến với đại diện Bộ Công an và các chuyên gia về việc triển khai Nghị quyết 112 của Chính phủ đang diễn ra tại báo Tuổi Trẻ bắt đầu từ 15h ngày 11-11.
Tham dự giao lưu trực tuyến, đại diện Bộ Công an và các chuyên gia, luật sư sẽ trả lời những thắc mắc mà bạn đọc quan tâm liên quan việc giảm các thủ tục hành chính để tiến tới quản lý dân cư bằng công nghệ (bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân thay thế bằng thẻ căn cước).
Các thủ tục, giấy tờ được bãi bỏ liên quan thủ tục đăng ký giấy tờ xe, cấp biển số, xuất nhập cảnh, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện…
Nội dung quan trong của Nghị quyết 112 được nhiều người quan tâm đó là lộ trình bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân thay bằng thẻ căn cước công dân.
Thành phần khách mời gồm có:
- Thượng tá Trần Hồng Phú - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72 – Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an)
- Bà Ngô Minh Hồng - nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, Chủ tịch Hội công chứng viên TP.HCM
- Ông Nguyễn Văn Thành - Hội luật gia quận 10, TP.HCM
- Luật sư Trần Hải Đức - Đoàn luật sư TP.HCM
Mời bạn đọc gửi câu hỏi về cho các khách mời để được giải đáp.
Trước hết gia đình bạn phải làm thủ tục đăng ký thường trú tại TP.HCM, sau khi đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu thì gia đình bạn sẽ được cấp căn cước công dân theo quy định.
Về thủ tục đăng ký thường trú và cấp căn cước công dân, đề nghị bạn đến Công an quận nơi đang cư trú để được hướng dẫn.
Sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Sau khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ra đời, việc xuất trình sổ hộ khẩu khi đi xin học cho con sẽ được thay bằng hình thức khai thác tin trên hệ thống. Còn việc nhận học sinh vào trường công, trái tuyến hay đúng tuyến theo quy định của ngành giáo dục.
Việc thay đổi hình thức quản lý từ thủ công sang công nghệ thông tin sẽ giảm bớt các phiền hà, thời gian của người dân khi đi giao dịch hành chính. Các quyền và lợi ích hợp pháp khác liên quan đến cư trú vẫn được đảm bảo như khi cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Việc cấp căn cước công dân mới được triển khai tại 16 tỉnh, thành phố trên cả nước. Do vậy nếu bạn đăng ký thường trú tại 1 trong 16 tỉnh này thì sẽ được làm thủ tục đổi từ CMND sang căn cước công dân.
Bạn đã đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh/thành (diện KT3) thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện được sinh hoạt và hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như một công dân thường trú nơi bạn sinh sống.
Tức là, trong trường hợp này, mặc dù con của bạn chưa nhập hộ khẩu mà chỉ có sổ KT3 (sổ đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh/thành) thì bạn vẫn hoàn toàn có thể cho con bạn vào học trường công lập theo đúng tuyến mà bạn đăng ký tạm trú dài hạn.
Do đó, trường hợp bạn chưa có hộ khẩu thì bạn chỉ cần có KT3 là con bạn đã có quyền được theo học trường công lập.
Khi bỏ hộ khẩu giấy như hiện nay thì học sinh đi học mẫu giáo, tiểu học, THCS (trường công lập) vẫn căn cứ vào nơi cư trú (thường trú – hộ khẩu, tạm trú…). Trường hợp học sinh cư trú tại đơn vị địa phương nào thì giải quyết căn cứ theo địa phương đó.
Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ là việc hiện đại hóa công tác quản lý cư trú thủ công hiện nay. Các điều kiện, thủ tục về đăng ký hộ khẩu vẫn thực hiện theo Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành.
HIện nay việc quản lý dân cư vẫn theo hộ khẩu. Giả sử bỏ quản lý theo hộ khẩu thì vẫn phải quản lý xã hội theo nơi cư trú, trong đó có việc quản lý giáo dục, y tế, các chính sách xã hội khác.
Mã số định danh cá nhân được ghi trên thẻ căn cước công dân. Do vậy khi đi tàu hỏa, máy bay bạn vẫn xuất phải trình căn cước công dân để cơ quan chức năng làm thủ tục theo quy định.
Theo quy đinh thì chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân phục vụ việc giao dịch, đi lại của công dân. Do vậy, khi thực hiện các thủ tục hành chính, công dân sẽ phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Việc đăng ký thường trú/ tạm trú đối với người nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Cư trú và Luật Căn cước công dân chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam. Do vậy thông tin về người nước ngoài thường trú/tạm trú tại Việt Nam sẽ không được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cũng không cấp mã số định danh cá nhân cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp này của ông phải khai thừa kế di sản của vợ ông. Thủ tục khai di sản thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi tỉnh/thành phố – nơi có đất. Công chứng viên sẽ hướng dẫn thủ tục cụ thể cho ông.
Việc đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy là chủ trương của Chính phủ nhưng cần phải có lộ trình thực hiện. Có thể bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng không bỏ công tác quản lý và đăng ký cư trú hiện nay. Do vậy trẻ em sau khi đăng ký giấy khai sinh vẫn làm thủ tục đăng ký thường trú theo cha mẹ như quy định của Luật cư trú hiện nay. Thông tin về trẻ em và hộ gia đình sẽ được lưu trữ và quản lý trên hệ thống.
Hiện nay việc cấp căn cước công dân đang được thực hiện trên phạm vi 16 tỉnh, thành phố, 47 tỉnh, thành phố còn lại vẫn tiến hành cấp chứng minh nhân dân cũ 9 số. Dự kiến đến ngày 1-1-2020 cả nước sẽ chuyển sang cấp căn cước công dân.
Theo quy định, hiện nay căn cước công dân và CMND đều có giá trị pháp lý như nhau. Việc triển khai song song hai hệ thống không ảnh hưởng gì đến công tác quản lý nhà nước cũng như giao dịch hành chính của người dân.
Theo quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BCA ngày 04-3-2016 quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận sẽ thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại cho công dân (nếu có).
Do đó, bạn không thể sử dụng song song hai loại giấy như trên.
Hiện nay, việc đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu vẫn thực hiện theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn khác. Do vậy, nếu sang năm bạn đủ điều kiện đăng ký thường trú tại TP.HCM thì bạn đến công an quận nơi đang cư trú để được hướng dẫn và làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu.
Việc đăng ký thường trú của bạn không phụ thuộc vào lộ trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thực hiện nghị quyết 112 của chính phủ.
Nếu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất được cấp cho bạn thì khi bạn làm các thủ tục hoặc mua bán, tặng cho, thừa kế, thế chấp, chỉ cần bạn tới phòng công chứng để làm thủ tục và ký các giấy tờ. Do đó, không cần con bạn đi theo để ký các giấy tờ này.
Theo luật căn cước công dân, hiện nay cơ quan công an không làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân mà thay thế bằng việc cấp thẻ căn cước công dân.
Do đó, bạn muốn làm căn cước công dân, thì căn cứ theo điều 26 của luật này, bạn có thể lựa chọn một trong các nơi sau để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân:
– Tại cơ quan quản lí Căn cước công dân của Bộ Công an.
-Tại cơ quan quản lí Căn cước công dân của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Công an tỉnh, Công an Thành phố).
– Tại cơ quan quản lí căn cước công dân của Công an cấp huyện (Công an huyện).
Khi làm căn cước, bạn cần xuất trình hộ khẩu và chứng minh nhân dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xác định là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an thống nhất quản lý. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri-xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng quyền hạn của mình.
Công dân cũng được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
Để đảm bảo tính chính xác của thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an sẽ tiến hành phát phiếu thu thập thông tin dân cư. Căn cứ vào các giấy tờ cá nhân như giấy khai sinh, CMND, sổ hộ khẩu… công dân tự kê khai và ký xác nhận vào mẫu phiếu. Cơ quan công an có thẩm quyền sẽ đối chiếu thông tin với các hồ sơ sổ sách đang quản lý để xác thực thông tin.
Việc xác thực thông tin và nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ đảm bảo độ chính xác, thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ là thông tin gốc, là căn cứ để các cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về dân cư.
Việc khai thác, chia sẻ thông tin dân cư được quy định rất cụ thể trong Luật Căn cước. Trong đó sẽ đảm bảo bí mật cá nhận, bí mật gia đình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định của Luật căn cước công dân, CMND được thay thế bằng thẻ căn cước công dân. Nếu có yêu cầu, công dân Việt Nam có thể cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Nếu bạn bị mất CMND, bạn có thể làm thủ tục cấp mới thẻ căn cước công dân tại cơ quan Công an.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật căn cước công dân như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số CMND (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân.
Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.
Yêu cầu xuất trình hộ khẩu khi mua nhà căn cứ vào quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu mất sổ hộ khẩu thì có thể thay bằng xác nhận hộ khẩu thường trú của cơ quan công an.
Theo khoản 1 – Điều 20 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú 36/2013/QH13:
Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.
Hiện tại bạn đang sinh sống và muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận Thủ Đức, TP.HCM (là quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương), để đăng ký hộ khẩu thường trú tại đây, bạn phải có thời gian tạm trú tại TP.HCM từ 02 năm trở lên. Hiện bạn mới cư trú được một năm nên bạn còn một năm nữa để được xem xét làm thủ tục đăng kí hộ khẩu thường trú tại quận Thủ Đức.
Thứ nhất, hiện nay lĩnh vực hộ tịch (đăng kí khai sinh) đã liên thông với việc cấp mã số định danh do Bộ Công an quản lí và được nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, khi cơ sở dữ liệu quốc gia đang trong quá trình hoàn thiện, thì khi làm các thủ tục liên quan bạn vẫn phải xuất trình hộ khẩu.
Mặt khác, theo Nghị quyết 112/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an có quy định: Đối với chủ xe là người Việt Nam: Quá trình đăng ký, cấp biển số xe không yêu cầu xuất trình Sổ hộ khẩu; không yêu cầu giấy tờ ủy quyền đối với thân nhân trong cùng một gia đình trong hộ khẩu. Tuy nhiên, việc này sẽ được triển khai trong thời gian tới khi mà cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn thiện.
Sổ hộ khẩu hiện tại vẫn cần thiết, việc bỏ sổ hộ khẩu đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét thực hiện. Chứng minh nhân dân không thể bỏ được, chỉ thay bằng căn cước công dân.
Khi đi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu ở nơi mới, việc có cần nộp bản sao có chứng thực hay không tùy thuộc vào quy định của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Theo khoản 1 – Điều 20 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú 36/2013/QH13:
Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.
Hiện tại bạn đang sinh sống và muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận Gò Vấp, TP.HCM (là quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương), để đăng ký hộ khẩu thường trú tại đây, bạn phải có thời gian tạm trú tại TP.HCM từ 02 năm trở lên.
Theo quy định của luật Căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ thu thập, cập nhật 15 trường thông tin cơ bản của toàn bộ công dân Việt Nam và cấp số định danh cá nhân cho mỗi công dân.
Thông qua số định danh cá nhân, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành sẽ kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin về dân cư trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi tiến hành giải quyết các thủ tục hành chính, công dân sẽ không phải kê khai nhiều mẫu đơn, tờ khai có thông tin cá nhân trùng nhau.
Đồng thời công dân cũng không phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân, qua đó sẽ rút ngắn thời gian xử lý, giảm số lần đi lại, giảm chi phí hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Bộ Công an được chính phủ giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật 15 trường thông tin cơ bản của toàn bộ công dân để dùng chung. Đây là các thông tin về công dân được thường xuyên sử dụng trong các giao dịch hành chính. Những thông tin chuyên ngành khác, chính phủ giao cho các ngành lĩnh vực thu thập, cập nhật theo chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành.
Chào bạn. Tôi không rõ bạn gặp khó khăn trong việc đi chứng giấy tờ như thế nào, nhưng thông thường khi cần xác nhận các giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính, bạn chỉ cần xuất trình hộ khẩu và CMND.
Riêng việc cấp đổi từ CMND sang thẻ Căn cước công dân, bạn chỉ thực hiện khi bị mất, rách… không còn giá trị sử dụng, hoặc đã quá hạn 15 năm kể từ ngày cấp.
Khi đi làm thủ tục hành chính, gặp khó khăn từ cán bộ tiếp nhận, bạn được quyền khiếu nại đến lãnh đạo cơ quan để được giải quyết. Nếu không đồng ý, bạn có quyền khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính theo quy định pháp luật.
Nếu mất chứng minh nhân dân mà có hộ chiếu thì có thể xuất trình hộ chiếu và hộ khẩu để mua nhà.
Trước hết, việc có hộ khẩu ở đâu không ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà ở.
Bạn cần xác định căn nhà này bạn tạo lập vào khi nào, nếu tạo lập trong thời kì hôn nhân thì việc bán nhà phải có chồng của bạn kí vào hợp đồng nên vẫn phải xuất trình hộ khẩu của chồng bạn.
Trong trường hợp đây là tài sản riêng của bạn thì chồng bạn không cần phải kí tên trên hợp đồng bán nhà, không cần có hộ khẩu của chồng bạn.
Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo lộ trình, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông nhất trên toàn quốc.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ có liên quan trong công tác quản lý cư trú, trong đó có chủ trương nghiên cứu, đề xuất bỏ sổ hộ khẩu.
Tuy nhiên, việc đề xuất bỏ sổ hộ khẩu phụ thuộc vào tiến độ triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến độ triển khai và kết nối giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời phải nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu.
Việc mua bán nhà tại TP.HCM hiện nay không liên quan đến hộ khẩu. Theo Nghị quyết 112/NQ-CP ngày 30-10-2017 quy định về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có hộ khẩu, chỉ thay đổi hình thức quản lí dân cư chứ không bỏ hẳn quy định về hộ khẩu.
Do đó, để làm thủ tục nhập hộ khẩu tại TP.HCM, đề nghị bạn liên hệ Đội Quản lí hành chính Trật tự xã hội Công an huyện Bình Chánh để được hướng dẫn thủ tục theo quy định pháp luật.
Chúc bạn thành công!
Việc quản lí cư dân bằng hộ khẩu thực chất không bỏ mà chỉ thay đổi hình thức quản lí nên việc con bạn là người chưa thành niên khi đi học vẫn sử dụng khai sinh. Việc đăng kí tạm trú, tạm vắng sẽ được quản lí bằng cơ sở dữ liệu điện tử của Bộ Công an. Còn việc nhập học vẫn theo quy định của ngành giáo dục tại địa phương.
Theo Nghị quyết số 112/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lí dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lí nhà nước của Bộ Công an, không bỏ hộ khẩu mà là thay đổi hình thức quản lí.
Trên cơ sở đó, các bộ, ngành liên quan, các công ty cung ứng dịch vụ như điện, nước… sẽ có hình thức quản lí phù hợp.
Theo tôi, công ty cấp nước sẽ căn cứ vào dữ liệu quản lí dân cư của Bộ Công an để có phương thức tính giá nước phù hợp theo quy định pháp luật. Hiện tại, việc đóng tiền nước vẫn không có gì thay đổi.
Tại Nghị quyết 112, Chính phủ đã quy định: giao Bộ Công an căn cứ nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được chính phủ thông qua trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các thủ tục hành hành chính, giấy tờ công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, việc đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong đó có sổ hộ khẩu sẽ phụ thuộc và tiến độ triển khai, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Dự kiến đến năm 2020, Bộ Công an sẽ hoàn thành việc triển khai xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trên cơ sở đó, Bộ Công an sẽ đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ khẩu.
Do vậy, hiện nay việc đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu vẫn thực hiện theo quy định của luật cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo quy định của luật cư trú, hiện bạn đang công tác trong quân đội. Do vậy bạn có hộ khẩu tập thể tại địa chỉ đơn vị đang đóng quân. Sau khi làm thủ tục đăng ký khai sinh, bạn phải làm thủ tục đăng ký hộ khẩu cho con bạn theo mẹ.
Gia đình bạn muốn nhập khẩu tại Hà Nội phải có đủ các điều kiện theo quy định của luật cư trú và luật thủ đô. Mã số định danh cá nhân có trong giấy khai sinh chỉ là mã số để quản lý công dân và kết nối, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Mã số định danh cá nhân không thay thế sổ hộ khẩu.
Sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Việc con bạn đăng ký vào học tại trường nào và có thuộc diện trái tuyến hay không thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội .
Nếu bạn có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì thủ tục đăng ký thường trú sẽ căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên. Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xácnhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương…”.
Sau khi bạn đã được đăng kí hộ khẩu, tiếp tục bạn sẽ làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.
Trước hết, cần khẳng định là việc bỏ sổ hộ khẩu đang được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu thực hiện. Hiện tại, đi bán xe ô tô vẫn cần xuất trình hộ khẩu và chứng minh nhân dân.
Theo luật căn cước công dân năm 2014, hiện nay cơ quan công an không làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân mà thay thế bằng việc cấp thẻ căn cước công dân.
Do đó, bạn muốn làm căn cước công dân, thì căn cứ theo điều 26 của luật này, bạn có thể lựa chọn một trong các nơi sau để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân:
– Tại cơ quan quản lí Căn cước công dân của Bộ Công an.
-Tại cơ quan quản lí Căn cước công dân của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Công an tỉnh, Công an Thành phố).
– Tại cơ quan quản lí căn cước công dân của Công an cấp huyện (Công an huyện).
Trước hết phải xác định bạn có còn là công dân Việt Nam hay không? Nếu còn là công dân Việt Nam và cư trú tại Việt Nam (có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú) thì bạn có thể mua nhà ở TP.HCM. Khi làm thủ tục mua bán nhà thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú, bên cạnh các giấy tờ cần thiết khác.
Nếu không còn là công dân Việt Nam, nhưng được nhập cảnh về Việt Nam thì vẫn được mua nhà theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc thay đổi hình thức quản lý hộ khẩu từ thủ công sang hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, không làm thay đổi mục tiêu của công tác đăng ký và quản lý hộ khẩu hiện nay.
Do vậy, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ra đời và đưa vào vận hành, khai thác, công dân sẽ không phải xuất trình sổ hộ khẩu như hiện nay. Khi bạn đến làm thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân, cơ quan cấp chứng minh nhân dân sẽ kết nối, khai thác thông tin của bạn trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết.
Về câu hỏi của bạn, theo quy định chỉ đổi, xin cấp lại CMND trong trường hợp bị mất, rách, không còn sử dụng được, quá hạn 15 năm kể từ ngày cấp.
Trường hợp bạn không có ngày tháng và không có giấy khai sinh, hướng xử lí như sau:
Bạn liên hệ với bộ phận tư pháp của UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh. Lúc đó, trong khai sinh của bạn sẽ mặc định là ngày 01-01-1968.
Khi được cấp giấy khai sinh, bạn liên hệ với bộ phận cấp CMND của đội quản lí hành chính trật tự xã hội – công an quận, huyện nơi bạn cư trú để làm thủ tục chỉnh sửa ngày, tháng vào CMND.
Do giấy tờ xe trước đây gắn với hộ khẩu nhà tại Vĩnh Long nên hiện tại, bạn đã có hộ khẩu tại TP.HCM nên bạn làm thủ tục sang tên, di chuyển xe tại trụ sở phòng Cảnh sát giao thông TP.HCM.
Gồm: giấy khai sang tên di chuyển xe theo mẫu. chứng từ sở hữu xe và giấy chứng nhận đăng kí xe, biển số xe để được xem xét, giải quyết theo quy định.