Hai mươi năm trước, ngày 2.11.1997 bão Linda quét qua vùng biển Cà Mau làm 128 người chết, 1.164 người mất tích…; nhiều gia đình rơi vào cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Nhưng những goá phụ nơi đây đã vượt qua khó khăn mà đứng lên.
Những goá phụ đứng dậy sau cơn bão Linda.
Hai mươi năm trước, ngày 2.11.1997 bão Linda quét qua vùng biển Cà Mau làm 128 người chết, 1.164 người mất tích…; nhiều gia đình rơi vào cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Nhưng những goá phụ nơi đây đã vượt qua khó khăn mà đứng lên.
Xã Khánh Hội, H.U Minh (Cà Mau) là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề của cơn bão Linda, trong đó nặng nhất là kênh Xáng Mới, thuộc ấp 4 của xã, có khoảng 140 người chết và mất tích.
Cộng đồng mạng đang lan truyền về thông tin và hình ảnh về sự việc một nam thanh niên bị rách tay nhưng được bác sĩ chỉ định khâu âm hộ, âm đạo.
Nuôi hy vọng
Hôm tôi đến, đúng lúc bà con nơi đây đang chuẩn bị cúng giỗ cho người thân tử nạn trong cơn bão Linda. Hai người con dâu của bà Trần Thị Lăng (57 tuổi) ở kênh Xáng Mới, ấp 4, xã Khánh Hội tất bật dọn dẹp nhà chuẩn bị cúng giỗ cho cha chồng.
Bà Lăng vẫn nhớ như in ngày hôm đó. Vừa mới nhận tin chồng mất tích, lại nhận tiếp tin con mất tích. “Ông trời vẫn còn thương tôi, một tuần sau thằng Húng về. Đò vừa ghé bến sông, trên nhà tôi xỉu, dưới bến nó cũng xỉu. Nó tên Trần Văn Húng, còn người chết tên Trần Văn Hùng, nên họ thông báo nhầm”, bà Lăng nhớ lại. Húng về nhà với tâm trạng hoảng loạn, gia đình phải đưa đi điều trị một thời gian. Lành bệnh, Húng lại xin mẹ ra khơi vì nhớ biển.
Bà Diệu ở nhà giữ cháu nội, con trai bà nối tiếp nghề biển của cha
Tiếp chuyện, bà Trần Thị Diệu (48 tuổi, em chồng bà Lăng) ở kênh Xáng Mới, kể: “Má tôi một lúc mất đi 3 người con trai, 2 con rể và 2 cháu ngoại”. Trong số 7 người mất tích có chồng bà. Chồng mất khi đứa con lớn vừa 5 tuổi, đứa kế 3 tuổi, đứa nhỏ vừa sinh 3 tháng.
Bà Diệu cũng chia sẻ thêm, ở xóm này chỉ có khoảng 3 – 4 người tái giá. Riêng nhà bà, 4 phụ nữ gồm chị, em dâu và người chị gái, em gái đều ở vậy chờ chồng. Bà Diệu nói: “Anh rể thứ 8 và em rể thứ 10 cùng thằng Húng về được khiến tôi luôn hy vọng dù mong manh là chồng tôi được tàu nước ngoài vớt, đang sống ở xứ người mà chưa về kịp”.
Bà Lê Thị Mỹ Dung (43 tuổi) có chồng là Võ Minh Thành mất tích trong cơn bão. Trước khi đi, ông Thành còn dặn vợ giữ gìn sức khoẻ, sau chuyến biển về, có tiền sẽ mua cái mùng mới để khi con sinh ra có mùng ngủ, không sợ muỗi cắn. Vậy mà… “Tui vẫn nuôi hy vọng vì chưa thấy xác”, bà Dung nói.
Ở làng Đại học Quốc gia TP. HCM có một người đàn ông rất kì lạ. Bởi ngoài việc chạy xe ôm, nhặt ve chai mưu sinh, ông còn một công việc kì lạ khác là ‘chuyên giải cứu các đôi tình nhân sinh viên’.
Lao ra biển khơi tìm chồng
Ông Châu Minh Đảm, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hội, nói: “Viết những câu chuyện về cơn bão Linda làm sao mà viết hết. Nhưng có một điều không thể không viết là sự vươn lên, vượt qua khó khăn của những góa phụ có chồng tử nạn trong cơn bão”.
Hai người con dâu bà Lăng chuẩn bị lá chuối gói bánh, cúng giỗ ba chồng
Một trong những người mà ông Đảm nhắc đến là bà Trần Thị Đào, ở ấp 3, xã Khánh Hội. Tối 2.11.1997, mưa như trút nước, gió gào rít từng cơn qua mái nhà, bà Đào ôm 3 đứa con nép ở góc nhà, miệng trấn an con đừng sợ. Nhưng lòng bà hướng về biển, nơi chồng cùng các ngư dân đang vật lộn cùng cơn sóng dữ.
Phía trước nhà, máy bộ đàm phát tín hiệu, bà lao đến nghe. Chồng bà thông báo, ghe đang chạy vào nhưng do sóng lớn quá phải neo đậu lại. Bữa cơm hôm đó, bà bỏ dở. Càng về sáng, lòng bà như lửa đốt, nhiều lần mở bộ đàm liên hệ lại với chồng nhưng không có tín hiệu phản hồi. Tờ mờ sáng, bà ôm 3 đứa con về nhà ngoại gửi, rồi cho tàu nổ máy, chạy ra biển tìm chồng. Đến trạm kiểm soát biên phòng tại cửa biển, lực lượng chức năng không cho tàu ra khơi. Bà Đào ký giấy cam kết, tự chịu trách nhiệm của bản thân.
Bốn ngày lênh đênh trên biển, mỗi lần thấy có xác người là bà lại mong đó không phải chồng mình. Chuyến đi ấy, bà Đào vớt được 18 thi thể ngư phủ… nhưng không có thi thể của chồng bà.
Khi bà trở về, ngôi nhà của hai vợ chồng bị đổ sập. Nhờ sự giúp sức của bà con, của chính quyền địa phương, ngôi nhà mới được dựng lên trên chính nền nhà cũ. Rồi một đêm đứng trước bàn thờ chồng, bà khóc cho hết nước mắt vì biết dù sao đi nữa, các con cũng phải sống. Bà tích góp mua ghe, thay chồng đi biển bởi “Tôi vẫn hy vọng sẽ được gặp lại chồng, đâu đó ngoài biển khơi”. Giờ đây cuộc sống đã phần nào vơi đi vất vả, bà đã dựng vợ gả chồng cho các con.
Còn bà Lý Hồng Lý (42 tuổi), ngụ ấp 1, xã Khánh Hội nhớ lại: “Cha và hai em tôi đều nằm lại dưới biển”. Bà Lý kể, ngày hôm đó ông Nhựt ở cùng xóm đang đánh bắt trên biển, gọi bộ đàm báo bão, nhưng cha bà không tin. Cha bà báo ghe mình đang trúng mực, mới nửa con nước mà được 15 triệu đồng. Ông nói ráng đến hết con nước, kiếm được 30 triệu về trả nợ đóng ghe biển. Nhưng tối đó, bão dữ nhấn chìm ghe biển của cha bà. “Sau đó khoảng 2 tuần, trên đài thông báo có 1 ghe cào ở Kiên Giang cào được cặp đựng tiền và giấy tờ của cha tôi. Mẹ tôi qua Kiên Giang nhận. Ông chủ ghe cào tốt lắm, số tiền bị hư hỏng, ông ấy bỏ tiền túi vào gửi lại mẹ tôi”, bà Lý kể.
Ông Châu Minh Đảm nói: “Bây giờ hầu như tất cả phương tiện ra khơi đều trang bị đầy đủ phao cứu sinh cùng thiết bị vô tuyến, viễn thông để có thể tiếp nhận thông tin thời tiết ở bất cứ vị trí nào trên biển”.
Khu trò chơi tại các trung tâm thương mại không còn là thế giới riêng của trẻ nhỏ nữa, mà thay vào đó là rất nhiều người lớn… Và họ đến đây với mục đích cày xèng ‘mưu sinh’.
Thủ tướng gửi thư chia buồn gia đình nạn nhân bão Linda
Ngày 30.10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chia buồn các gia đình mất mát người thân trong cơn bão số 5 năm 1997, còn có tên quốc tế là bão Linda.
Trong thư, Thủ tướng nhắc lại, 20 năm trước, ngày 2.11.1997, bão số 5 (Linda) rất mạnh, bất ngờ và dị thường đổ bộ vào ĐBSCL – vùng đất rất hiếm khi có bão.
Bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt đối với tỉnh Cà Mau. Trong cơn bão này, rất nhiều ngư dân, tàu thuyền đã nằm lại nơi biển khơi. Nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Trong cơn bão này, cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, chiến sĩ và các lực lượng phòng, chống thiên tai đã nỗ lực ứng phó, khắc phục thiệt hại, giúp đồng bào vượt qua nỗi đau, khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Thủ tướng cho rằng sau hai thập niên cơn bão đi qua nhưng nỗi đau của các gia đình bị mất người thân vẫn còn đó. Trong thư, Thủ tướng viết: “Vào ngày này, tất cả chúng ta đều xúc động và nhớ đến thời khắc đau thương đã xảy ra. Thay mặt Chính phủ, tôi gửi tới đồng bào, thân nhân các gia đình bị thiệt hại lời thăm hỏi, chia sẻ sâu sắc nhất. Đồng thời, tôi cũng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của chiến sĩ và lực lượng phòng, chống thiên tai”.
Thủ tướng lưu ý nhắc nhở, thời gian gần đây, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, xảy ra trên khắp các vùng miền cả nước. Các thách thức của biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng phòng hộ ven biển, lún sụt đất, nước biển dâng… là những yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro khi có thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới đối với ĐBSCL.
“Với bài học đắt giá từ cơn bão Linda, tôi kêu gọi đồng bào, chiến sĩ và các lực lượng phòng, chống thiên tai cả nước, trong đó có các tỉnh ĐBSCL cần đề cao cảnh giác, sẵn sàng, chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra”, Thủ tướng yêu cầu. P.Hậu
Tưởng niệm đồng bào tử nạn trong cơn bão Linda
Ngày 2.11 tới, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức lễ tưởng niệm 20 năm đồng bào tử nạn trong bão Linda 1997. Lễ tưởng niệm được tổ chức tại xã Khánh Hội, 2 địa điểm khác cũng tổ chức lễ tưởng niệm là TT.Sông Đốc (H.Trần Văn Thời) và TT.Cái Đôi Vàm (H.Phú Tân).
Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, qua tổng hợp tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam bộ, bão Linda đã làm 778 người chết và 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; 2.897 tàu, thuyền bị chìm đắm; 316 tàu, thuyền mất tích và 1.856 tàu, thuyền bị hư hỏng… Ước tính thiệt hại về tài sản khoảng 7.200 tỉ đồng. (Gia Bách – Phan Hậu)