10/01/2025

Thế giới thu phí xe hơi vào trung tâm ra sao?

Năm 1998, Singapore trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử (ERP) nhằm mục đích giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố.

 

Thế giới thu phí xe hơi vào trung tâm ra sao?

 

Năm 1998, Singapore trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử (ERP) nhằm mục đích giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố.

 

Hệ thống thu phí đường bộ điện tử (ERP) của Singapore đặt tại tất cả các con đường dẫn vào trung tâm thành phố, các tài xế không cần phải dừng lại hay chạy chậm để đóng phí.

ERP tính phí tắc nghẽn dựa vào vị trí và thời gian lưu thông của phương tiện giao thông. Phí mắc nhất là vào giờ cao điểm. 

Nếu không thanh toán phí, chủ xe có thể nhận thông báo đóng phạt trong vòng hai tuần kể từ ngày vi phạm. Nếu vẫn không đóng phạt, tiền phạt có thể tăng lên đến 1.000 đôla Singapore hoặc 1 tháng tù giam. 

Theo ghi nhận, ERP đã giúp giảm gần 25.000 lượt xe trên các tuyến đường vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm và tốc độ lưu thông trên các tuyến đường này tăng 20% so với trước khi có hệ thống này.

 
 

Tại thành phố New York (Mỹ), ôtô đi vào hoặc lưu thông bên trong khu trung tâm thương mại Manhattan sẽ phải đóng phí 8 USD, còn xe tải là 21 USD. Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe chữa cháy, xe cảnh sát, xe taxi sẽ không tính phí.

Tại Stockholm (Thụy Điển) cũng quy định phí tắc nghẽn giao thông, được áp dụng từ tháng 8-2007 sau một thời gian áp dụng thử. Tiền thu được sẽ dùng xây dựng đường sá mới. Hóa đơn sẽ được gửi cho chủ xe vào mỗi cuối tháng để thanh toán.

Đến năm 2017, khu vực tính phí tắc nghẽn tại London (Anh) vẫn là khu vực chịu đóng phí dạng này cao nhất trên thế giới: bình quân cho mỗi đầu xe là 11,5 bảng Anh (khoảng 15 USD).

ANH THƯ (tổng hợp)