29/11/2024

Tận dụng phụ phẩm để khởi nghiệp

Từ những phụ phẩm nông nghiệp bị bỏ đi như vỏ bưởi, vỏ chanh dây…, thầy và trò Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã chế tạo thành món bánh snack thú vị và bổ dưỡng cho người dùng.

 

Tận dụng phụ phẩm để khởi nghiệp

Từ những phụ phẩm nông nghiệp bị bỏ đi như vỏ bưởi, vỏ chanh dây…, thầy và trò Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã chế tạo thành món bánh snack thú vị và bổ dưỡng cho người dùng.




Đội ngũ nhân viên của NongLamFood với sản phẩm vỏ bưởi sấy, chanh dây sấy khôẢNH: NỮ VƯƠNG.

Đấy là dự án khởi nghiệp NongLamFood của thầy Lê Trung Thiên và nhóm sinh viên.
Có lợi cho sức khoẻ
Sau khi hoàn thành chương trình học tiến sĩ tại Bỉ, về VN với chuyên môn ngành học, anh Thiên đã cùng học trò của mình có những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm. Với mong muốn có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của thầy và trò vào chế biến thực tế nên anh Thiên đã thành lập dự án khởi nghiệp NongLamFood.
Anh Thiên cho biết các phụ phẩm trái cây (vỏ, hạt, màng…) thường chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ hơn cả phần thịt quả hay dịch quả. Nhưng điều đặt ra là vỏ thường cứng, dai, vị chát hay đắng nên rất khó ăn nếu không xử lý chế biến phù hợp.
Chính từ đó, anh Thiên cùng học trò bắt tay vào nghiên cứu chế biến các phụ phẩm từ trái cây thành thực phẩm bổ dưỡng. Vỏ bưởi sấy là một trong các sản phẩm được nhóm khởi nghiệp ứng dụng đầu tiên. Sản phẩm thứ hai nhóm ứng dụng chế biến là chanh dây sấy. Sản phẩm này sử dụng cả vỏ và nước quả chanh dây nhằm kết hợp những tính chất hữu ích cho sức khỏe của cả hai phần vào một sản phẩm.
“Vỏ thường chứa các thành phần kháng ô xy hóa (các hợp chất polyphenols, vitamin, tinh dầu, anthocyanin…) cao hơn thịt quả. Cơ thể con người già đi là do các quá trình ô xy h trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh tật. Việc tiêu thụ các chất kháng ô xy hoá từ thực vật và chứa nhiều chất xơ rất tốt cho sức khỏe”, anh Thiên phân tích công dụng của vỏ trái cây.
Tận dụng phụ phẩm để khởi nghiệp - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Làm giàu từ nuôi thỏ sinh sản

Nhờ chịu khó học hỏi, mạnh dạn sản xuất, chị Ung Thị Bích Dân ở thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hoà (Phú Yên) đã thành công với mô hình nuôi thỏ sinh sản (ảnh).
Môi trường giúp sinh viên trải nghiệm
Không chỉ tạo ra được một loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, NongLamFood còn là môi trường để sinh viên có thể áp dụng kiến thức đã học từ giảng đường vào thực tiễn.
Hiện tại, nhân viên của NongLamFood đa phần là sinh viên. Huỳnh Thị Trường, sinh viên trước đây cùng thầy Thiên nghiên cứu sản phẩm, hiện đang làm giám đốc sản xuất của NongLamFood. Phương hồ hởi chia sẻ: “Dự án này giúp cho sinh viên bọn em có được môi trường để rèn luyện, trải nghiệm thực tế. Đặc biệt, tụi em thấy được sự gần gũi và gắn kết giữa thầy với trò. Bên cạnh đó, ý tưởng của sinh viên luôn được tôn trọng và hỗ trợ nhiệt tình để được hiện thực hoá”.
Với doanh thu gần 1 tỉ đồng/tháng nên sinh viên dù làm bán thời gian vẫn có thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Hiện nay, sản phẩm được bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch, thực phẩm chức năng, hữu cơ, các điểm du lịch và kênh mua bán trực tuyến.

 

Nữ Vương