12/01/2025

Một thanh chocolate ‘gánh’ 13 loại giấy phép

Dẫn câu chuyện để sản xuất một thanh chocolate, doanh nghiệp phải xin đến 13 loại giấy phép, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ví von việc doanh nghiệp xin giấy phép chẳng khác nào như đi vào rừng.

 

Một thanh chocolate ‘gánh’ 13 loại giấy phép

Dẫn câu chuyện để sản xuất một thanh chocolate, doanh nghiệp phải xin đến 13 loại giấy phép, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ví von việc doanh nghiệp xin giấy phép chẳng khác nào như đi vào rừng.




Hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn còn nặng gánh thủ tục kiểm tra chuyên ngànhẢNH: NGỌC THẮNG

Mất 14.300 tỉ mỗi năm
 

Câu chuyện trên được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kể lại vào hôm qua (21.8), khi chủ trì cuộc họp giữa Tổ công tác của Thủ tướng với 11 bộ, ngành xung quanh việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Một thanh chocolate 'gánh' 13 loại giấy phép - ảnh 1

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến DũngẢNH: NHẬT BẮC


Cụ thể, theo ông Dũng, trong 13 giấy phép để sản xuất chocolate thì 12 loại nguyên liệu cần 12 loại giấy phép, cuối cùng là giấy phép xác nhận công bố thành phẩm. Tuy nhiên, câu chuyện giấy phép chồng giấy phép không chỉ riêng với chocolate mà rất phổ biến với nhiều loại hàng hoá khác.
“Một mặt hàng nguyên liệu sản xuất bánh kẹo phải thực hiện theo 4 văn bản của Bộ NN-PTNT, gồm 3 thông tư và 1 quyết định của bộ trưởng. Một giống cây trồng cũng phải theo 3 thông tư. Mặt hàng sữa chua vừa phải kiểm dịch theo Bộ NN-PTNT, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) theo Bộ Y tế. Kén tằm, hạt hướng dương cũng phải 2 bộ”, ông Dũng kể hàng loạt ví dụ rồi bình luận: “Mà các bộ không bao giờ đi cùng nhau, đợi ông kia về tôi mới đi. Như vậy có hợp lý không? Tôi nghĩ DN làm lần đầu chắc mò mẫm đến hết đêm cũng không làm được, như đi vào rừng”.
Thống kê cho thấy, hiện vẫn còn 5.917 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ tại cửa khẩu. Trong khi đó, theo thống kê của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), hiện nay có 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Điều này khiến 1 năm DN phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công, với chi phí 14.300 tỉ đồng.
Một vấn đề cũng khiến ông Dũng lo ngại là tình trạng độc quyền trong đánh giá sự phù hợp. “Nhiều hàng hoá nhập khẩu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới nhưng chúng ta vẫn kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra theo cách thủ công. Có tình trạng Bộ chỉ giao một cơ quan trên cả nước thực hiện giám định, khiến chi phí của DN đội lên rất lớn do vận chuyển hàng từ bắc vào nam, từ nam ra bắc chỉ để kiểm tra, giám định”, ông Dũng phản ánh. Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, ông Dũng cho biết yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ là phải giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu kiểm tra chuyên ngành xuống còn mức 15% thay vì 30 – 35% như hiện tại.
“Cục trưởng không nên bao biện quá!”
 
 
Một thanh chocolate 'gánh' 13 loại giấy phép - ảnh 2

Nhiều hàng hoá nhập khẩu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới nhưng chúng ta vẫn kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra theo cách thủ công. Có tình trạng Bộ chỉ giao một cơ quan trên cả nước thực hiện giám định, khiến chi phí của DN đội lên rất lớn do vận chuyển hàng từ bắc vào nam, từ nam ra bắc chỉ để kiểm tra, giám định

Một thanh chocolate 'gánh' 13 loại giấy phép - ảnh 3
 

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

 

Đáng chú ý, các thủ tục kiểm dịch thú y với thực phẩm đóng gói đã trở thành đề tài tranh luận giữa đại diện Bộ Y tế với các đại biểu khác. “Luật Vệ sinh ATTP quy định kiểm dịch thú y chỉ áp dụng với thực phẩm tươi sống, nhưng Bộ Y tế áp dụng cả với thực phẩm đóng gói sẵn là không phù hợp. Tôi đề nghị bãi bỏ quy định này”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại – Công nghiệp VN, nói.

Đáp lại, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho hay, dù luật Vệ sinh ATTP không quy định kiểm dịch nhưng luật Thú y lại quy định. Trước quan điểm cho rằng thủ tục này nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, ông Phong dẫn các câu chuyện DN bơm tạp chất vào tôm, lợn sề thành thịt bò… để nói rằng, không thể thực hiện do ý thức chấp hành pháp luật kém.
Nghe vậy, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói: “Không phải đến mức như thế đâu, cục trưởng ạ. Cũng không nên bao biện quá chuyện ấy. Mình phải nhìn thực tế của ngành mình. Anh ở trên nói thế thôi chứ ở dưới không thế đâu. Nếu tốt như thế thì DN đã không kêu”. Ông Dũng cũng đề nghị ngành y tế công bố tỷ lệ phát hiện vi phạm để thấy mức độ nguy hại của vấn đề này, từ đó đặt ra có nên kiểm soát như hiện nay.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho biết thêm những phàn nàn về thủ tục này đã có từ 5 năm qua và DN kêu là đúng. Rủi ro mất an toàn vệ sinh thực phẩm nằm ở nhóm hàng khác chứ không đến từ nhóm thực phẩm bao bì đóng gói nhập khẩu. “Bởi các nhà sản xuất bên ngoài từ đầu đã có tiêu chí, tiêu chuẩn công bố độ an toàn rồi. Còn việc dẫn chứng câu chuyện sử dụng 2, 3 luống rau, bơm tạp chất trong tôm để làm cơ sở nhằm viện giải cần có thủ tục này là không có cơ sở khoa học và thực tiễn”, ông Cung lập luận.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, với thủ tục này, thay vì DN cần xác nhận của Bộ Y tế thì chỉ cần gửi thông báo đến cơ quan quản lý là được, như thông lệ nhiều nước. Dù vậy, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong vẫn nói rằng ông không hề bao biện vì thủ tục này trong điều kiện VN thì chưa làm được như các nước phát triển.

 

Chí Hiếu