‘Người có công phải được đối xử tử tế’
Câu chuyện “Hàng trăm huân, huy chương “ngủ quên” trong tủ suốt 30 năm” ở huyện Tri Tôn (An Giang) đã làm nóng trang báo Tuổi Trẻ tháng 6-2017 với nhiều bức xúc của bạn đọc trước lối hành xử vô cảm của cán bộ địa phương.
‘Người có công phải được đối xử tử tế’
Câu chuyện “Hàng trăm huân, huy chương “ngủ quên” trong tủ suốt 30 năm” ở huyện Tri Tôn (An Giang) đã làm nóng trang báo Tuổi Trẻ tháng 6-2017 với nhiều bức xúc của bạn đọc trước lối hành xử vô cảm của cán bộ địa phương.
Nhờ thông tin của ông T. mà giờ các gia đình có công được nhận vinh danh. Ngoài ra, chính quyền đã tổ chức xin lỗi và xử lý những cá nhân sai phạm – Ảnh: Bửu Đấu |
Trong việc xử lý hành vi chặn giao lộ, tôi nghĩ TP.HCM nên làm trước, nếu tốt thì nhân rộng ra toàn quốc để hệ thống giao thông thông minh hơn, bền vững hơn trong tương lai”. |
Ông Đoàn Trung Kiên |
“Sự việc 8 bệnh nhân chạy thận tử vong này đặc biệt nghiêm trọng. Vậy nên khi có danh sách các nạn nhân sớm nhất, tôi đã cung cấp liền cho Tuổi Trẻ |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
Tuổi Trẻ đã trao giải thưởng Làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 6-2017 đến ông T. (ở huyện Tri Tôn, An Giang), người báo tin nóng này, cùng với bốn bạn đọc khác.
Dân bị “quên bằng” đã được xin lỗi
Ông T. kể khi biết hàng trăm huân, huy chương, bằng Tổ quốc ghi công, bằng khen Chính phủ và UBND tỉnh An Giang cấp cho những gia đình có công của huyện bị “bỏ quên” trong tủ suốt hơn 30 năm, ông thực sự bức xúc. Càng bức xúc hơn khi phát hiện vụ việc, chính quyền lại trao bằng cho dân mà không có một lời xin lỗi nào.
“Khi đó, có những người quá già, gần chết rồi mà công lao của họ vẫn chưa được ghi nhận, nên tôi nghĩ phải sớm trao cho họ để họ được an ủi. Những gì tôi làm là do lương tâm mách bảo, người có công phải được đối xử tử tế” – ông T. nói.
Và mong muốn này cũng đã được thực hiện. Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng vụ việc, UBND tỉnh An Giang nhanh chóng thành lập đoàn thanh tra liên ngành, vào cuộc kiểm tra và chỉ đạo UBND huyện Tri Tôn tổ chức họp dân để công khai xin lỗi các gia đình chính sách có các văn bằng bị “bỏ quên”.
Cũng như ông T., ông Nguyễn Mạnh Hùng (đang làm báo ở tỉnh Hoà Bình) đã báo ngay cho Tuổi Trẻ khi biết thông tin chấn động: sự cố y khoa làm 8 bệnh nhân chạy thận tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình vào cuối tháng 5-2017.
Từ thông tin của ông Hùng, ngày 29-5, Tuổi Trẻ đăng rất sớm vụ việc chạy thận nhân tạo làm chết người ở Hoà Bình, sau đó liên tục cập nhật diễn biến về vụ việc và tình hình sức khoẻ của các nạn nhân. Ngày 22-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người để điều tra vì có trách nhiệm liên quan trong vụ việc này.
Ông Hùng kể khi nhận được thông tin ban đầu từ một người ở bệnh viện, ông lập tức gọi điện xác minh từ các nguồn khác, rồi kết nối với các nguồn ở bệnh viện xung quanh để lấy thêm thông tin.
“Sự việc này đặc biệt nghiêm trọng. Vậy nên khi có danh sách các nạn nhân sớm nhất, tôi đã cung cấp liền cho Tuổi Trẻ. Từ trước đến nay tôi chỉ cộng tác duy nhất cho báo Tuổi Trẻ, tôi tin rằng thông tin đưa lên trên báo sẽ được cân nhắc và không gây hoang mang dư luận nên yên tâm gửi tin cho báo” – ông Hùng cho biết.
Ông Đoàn Trung Kiên |
TP.HCM nên làm trước vụ “chặn giao lộ”
Cùng với hai bạn đọc báo tin nóng trên, giải thưởng Làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 6-2017 cũng được trao đến ba tác giả có bài viết hay được nhiều bạn đọc quan tâm trong tháng. Đó là các tác giả: Đoàn Trung Kiên (bài “Xử nghiêm kiểu lái xe chặn giao lộ”, Tuổi Trẻ ngày 20-7), Nguyễn Đăng Anh Thi (bài “Luật thuế bảo vệ môi trường: Cần cải tổ toàn diện”, TTCT ngày 25-6) và Diệu Nguyễn (bài “Thả rùa về biển phải trả tiền?”, Tuổi Trẻ ngày 29-6).
Là tiến sĩ chuyên nghiên cứu về các giải pháp giao thông, đang công tác tại Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông – đô thị TP.HCM, ông Đoàn Trung Kiên đã không khỏi bức xúc khi hằng ngày chứng kiến cảnh các tài xế chặn hết giao lộ khi đèn đỏ, khiến các xe khác dù được phép đi (đèn xanh) cũng không thể di chuyển.
Cứ mỗi lần như thế, ông Kiên lại lấy điện thoại hoặc máy ảnh ra chụp lại để làm tư liệu, sau đó đã gửi đến Tuổi Trẻ bài viết “Xử nghiêm kiểu lái xe chặn giao lộ”. Những phân tích sâu trong bài về nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giải quyết cơ bản tình trạng này đã thu hút hàng trăm bình luận của bạn đọc, đa số cho rằng giải pháp của tiến sĩ đưa ra dễ thực hiện mà lại có tính giáo dục cao đối với những hành vi ứng xử giao thông kém hiện nay.
Ông Kiên bày tỏ: “Tôi viết bài báo này là mong muốn cơ quan quản lý xem xét, nếu thấy hợp lý có thể sửa đổi luật để áp dụng đưa vào thực tế vì nước ngoài họ đã làm từ lâu rồi. Những vấn đề kỹ thuật hoàn toàn không khó, cái khó là cần sự quyết tâm, quyết liệt từ phía chính quyền. Tôi nghĩ TP.HCM nên làm trước, nếu tốt thì nhân rộng ra toàn quốc để hệ thống giao thông thông minh hơn, bền vững hơn trong tương lai”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
Hiểu đúng về bảo tồn rùa biển Trước khi lên hòn Bảy Cạnh (Côn Đảo), tôi đã nói với con trai tôi là nếu lúc mình lên mà rùa con không nở thì mẹ con mình chịu khó quan sát hố ấp trứng rùa vì khi rùa nở phải cho nó về biển ngay, để trên nắng nóng là nó sẽ chết. Tôi muốn con tôi hiểu đúng về bảo tồn rùa biển. Vì vậy, khi nhìn thấy rùa con bị phơi nắng trong hố ấp có khóa, tôi cảm thấy thật buồn. Tôi lo lắng cho những chú rùa con ngoài nắng, nếu để lâu hơn liệu nó có còn sức khi được trở về biển? Trong khi tỉ lệ sống sót của rùa con khi được thả về biển là 1/1.000 con. Tôi viết để chia sẻ câu chuyện của mình cũng là để mọi người hiểu đúng về bảo tồn rùa biển. Tôi cũng mong các vị phụ huynh hãy hiểu đúng và nói đúng với con mình về điều đó. Chúng ta đừng cố quên đi chuyện rùa con đang phơi nắng ngoài kia, hoặc được thả vào một hồ nước biển nuôi tạm để chờ con chúng ta đến thả – vì như thế chẳng khác nào “chim phóng sinh” mà nhiều bạn đọc đã đồng tình với tôi. Đừng vì một chút vui thích của con trẻ mà chúng ta quên rằng các loài động vật ấy chúng vốn thuộc về tự nhiên. |