12/01/2025

Học sinh giải quyết… chuyện học sinh

Xuất phát từ nhiều câu chuyện thực tế hiện nay về vấn đề trầm cảm, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em… nhiều nhóm học sinh đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều ý tưởng hay để giải quyết những vấn đề trên.

 

Học sinh giải quyết… chuyện học sinh

Xuất phát từ nhiều câu chuyện thực tế hiện nay về vấn đề trầm cảm, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em… nhiều nhóm học sinh đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều ý tưởng hay để giải quyết những vấn đề trên.



Giang Hải Long, Trần Anh Khoa (hàng ngồi thứ hai từ trái sang) và Juliet Bảo Ngọc Doling (hàng đứng thứ tư từ phải sang) tại cuộc thi về những giải pháp công nghệ giải quyết vấn đề giáo dục học đường diễn ra ở TP.HCM /// Ảnh: Nữ Vương

Giang Hải Long, Trần Anh Khoa (hàng ngồi thứ hai từ trái sang) và Juliet Bảo Ngọc Doling (hàng đứng thứ tư từ phải sang) tại cuộc thi về những giải pháp công nghệ giải quyết vấn đề giáo dục học đường diễn ra ở TP.HCMẢNH: NỮ VƯƠNG

Những con thú bông
Cùng là học sinh, hơn ai hết các bạn hiểu rõ được những vấn đề tâm lý mà học sinh gặp phải. Học tập với thời gian biểu dày đặc khiến các em trở nên căng thẳng hoặc thậm chí bị trầm cảm. Mặt khác, cha mẹ hiện nay lại quá bận rộn với guồng quay công việc nên không có nhiều thời gian bên con để phát hiện ra được những vấn đề tâm lý và sức khoẻ của con em mình.
 

Từ thực tế đó, hai học sinh Trường tiểu học – THCS – THPT Tây Úc (TP.HCM) là Juliet Bảo Ngọc Doling và Trần Anh Khoa đã sáng tạo nên sản phẩm Partner, một dạng đồ chơi như người bạn đồng hành với trẻ mỗi ngày.
Sản phẩm có hơn 100 loại đồ chơi khác nhau nhằm đảm bảo yêu cầu của những đứa trẻ có sở thích khác nhau. Mỗi đồ chơi sẽ được đóng gói vào một hộp được tái chế, mỗi hộp bao gồm một thú nhồi bông, mã vạch QR, pin nam châm và một giấy hướng dẫn. Mỗi con thú nhồi bông sẽ tích hợp nhiều thành phần, bao gồm loa, chip thông minh, kết nối bluetooth, hộp đen và pin nam châm. Tất cả sản phẩm của Partner sẽ có một app (ứng dụng) riêng cho các bậc cha mẹ để giúp họ thu thập dữ liệu từ đồ chơi của con, khuyến khích và giúp gắn bó hơn giữa cha mẹ và con cái.
“Sản phẩm này vừa chơi với trẻ vừa là người bạn tâm sự và hỏi trẻ về các vấn đề sức khoẻ, tâm lý hay các hoạt động thường ngày. Tất cả những thông tin trên sẽ được đưa vào chip xử lý. Các thông tin thu thập từ chip sẽ gửi lên app. Từ đây cha mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khoẻ cũng như tâm lý của con em mình. Sau đó, dữ liệu sẽ được gửi lên trung tâm cho các chuyên gia là bác sĩ xử lý và cho lời khuyên với bậc phụ huynh”, Khoa phân tích và tự hào: “Ưu điểm của sản phẩm không chỉ giúp học sinh giảm căng thẳng, mà còn giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình và chẩn đoán tâm lý, sức khỏe cho con mình”.
Với những ưu điểm vượt trội của sản phẩm, nhóm đã xuất sắc trở thành một trong 3 đội đại diện VN tham dự cuộc thi quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương về những giải pháp công nghệ giải quyết vấn đề giáo dục học đường tổ chức tại Singapore vào tháng 8.
Học sinh giải quyết… chuyện học sinh - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Tự nguyện… thất nghiệp

Mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nhưng luôn đòi hỏi công việc tốt, mức lương cao. Khi thấy không được như ý, những ứng viên này chủ động rút lui, chấp nhận cảnh thất nghiệp.
Vòng bảo vệ
Giang Hải Long, học sinh Trường quốc tế Mỹ, H.Nhà Bè (TP.HCM), cùng bạn của mình nghiên cứu sáng tạo chiếc vòng bảo vệ thông minh. “Sản phẩm là một chiếc vòng đeo tay, có khả năng báo hiệu nguy hiểm cho người thân cận của người dùng qua đo đạc các dấu hiệu cơ thể, như nhịp tim, nhiệt độ cơ thể… Chiếc vòng còn có khả năng ghi âm, định vị, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, có hệ thống la bàn đơn giản và một nút bấm báo hiệu nguy hiểm”.
Khi gặp nguy hiểm, bé có thể bấm nút và thiết bị sẽ định vị vị trí cho người thân. Hoặc trong trường hợp bé không bấm nút được thì khi nhịp tim và nhiệt độ của các bé tăng lên đột ngột, thiết bị sẽ báo cho người thân biết và đến cứu kịp thời.
Cũng tương tự, Phan Thành Long và Nguyễn Thị Hương Giang, học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), đã cùng sáng chế ra thiết bị giúp trẻ tự vệ khi gặp tình huống xấu như xâm hại hay bạo lực học đường.
Theo nhóm tác giả, sản phẩm là một thiết bị rất nhỏ có thể giúp nạn nhân tiếp cận để được giúp đỡ dễ dàng hơn hoặc tự vệ. Nó có thể được sử dụng như một phụ kiện, đặt trên dây chuyền hoặc bất kỳ trang sức gì bạn hay đeo trên người.
“Sản phẩm được làm bằng hợp kim (một thành phần của thép, man gan và ni ken) làm cho thiết bị nhẹ, bền và tiết kiệm. Khi bạn nhấn nút, thiết bị sẽ gửi GPS phối hợp với người thân gần đó hoặc phát ra âm thanh báo động cho mọi người xung quanh phát hiện và cứu giúp. Trong các trường hợp khẩn cấp, khi nạn nhân không thể kích hoạt thiết bị, nó có thể tự động kích hoạt bằng cách nhận ra tiếng la hét của chủ sở hữu hoặc tiếng la ó. Thiết bị chạy bằng điện và năng lượng mặt trời”, Giang chia sẻ.
Học sinh giải quyết… chuyện học sinh - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Đi du học vì những hoàn cảnh khó khăn

Mới đây Nguyễn Hoàng Minh Hiếu, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu (Di Linh, Lâm Đồng), đã xuất sắc giành được suất học bổng du học 2 năm tại UWC Pearson, Canada trị giá hơn 1,8 tỉ đồng.


 

Nữ Vương