11/01/2025

​Đề xuất tăng một loạt thuế xăng dầu

Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN, ông Phan Thế Ruệ, nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đã đề nghị như vậy tại hội thảo “Thị trường xăng dầu Việt Nam và vấn đề thể chế” tổ chức sáng 16-5.

 

​Đề xuất tăng một loạt thuế xăng dầu

Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN, ông Phan Thế Ruệ, nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đã đề nghị như vậy tại hội thảo “Thị trường xăng dầu Việt Nam và vấn đề thể chế” tổ chức sáng 16-5.

 

 

 

​Đề xuất tăng một loạt thuế xăng dầu
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam ủng hộ đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tại hội thảo ngày 16-5 – Ảnh: N.An

Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh thuế nhập khẩu xăng dầu đang giảm dần về 0%. Ông Ruệ cho rằng việc tăng thuế nội địa là cần thiết để đảm bảo nguồn thu ngân sách, bù đắp phần hụt thu do cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết, hài hòa lợi ích Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Cụ thể, Hiệp hội Xăng dầu kiến nghị ngay trong năm 2018 cần có lộ trình điều chỉnh tăng một số loại thuế. Đơn cử như thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thuế tiêu thụ nội địa và tiến tới tăng thuế VAT.

“Cần đảm bảo mức bình quân các loại thuế chiếm 50% giá xăng dầu. Thuế nhập khẩu giảm xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào. Đây là trách nhiệm của người dân với đất nước. Giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán không thay đổi” - ông Ruệ nói.

Riêng đối với đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên khung tối đa là 8.000 đồng/lít, ông Ruệ cho biết hiệp hội đã có nhiều lần khuyến nghị tăng mức thuế này song phải có lộ trình phù hợp.

 

Ông Võ Văn Quyền, vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho biết hiện nay mặt hàng xăng dầu đang được cơ cấu lại mức thuế cho phù hợp với lộ trình giảm thuế. Trong đó, có thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được đề xuất tăng lên khung tối đa là 8.000 đồng/lít.

Song ông Quyền trấn an: không phải giá xăng sẽ được điều chỉnh tăng lên thêm 8.000 đồng mà đây là khung thuế. Theo đó, việc điều chỉnh cụ thể, với mức độ bao nhiêu và thời gian thế nào sẽ được Quốc hội và Chính phủ tính toán kỹ lưỡng, để điều chỉnh cho phù hợp trên cơ sở sức chịu đựng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích các bên.

Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại, quan trọng là cần phải tạo ra sự cạnh tranh để có mức giá có lợi cho người tiêu dùng, thay vì hiện nay Nhà nước vẫn can thiệp và điều hành giá. Mặc dù có tới 29 đầu mối kinh doanh xăng dầu song vẫn có những doanh nghiệp nắm tới trên 30% thị phần, tức là có vai trò chi phối, thống lĩnh thị trường.

Ông Tuyển cũng không đồng tình việc tăng thuế để bù đắp giảm thuế nhập khẩu như một biện pháp lâu dài để đảm bảo nguồn thu ngân sách. Trước mắt, để bù đắp hụt thu thì đây có thể là biện pháp được tính đến, nhưng ông Tuyển cho rằng điều quan trọng là phải giảm thuế để giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.

“Giảm thuế cũng là để các doanh nghiệp khác tham gia thị trường, tức tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, ổn định hơn, doanh nghiệp đầu tư vào nhiều hơn. Có như vậy mới là tạo nguồn thu ổn định, bền vững và Nhà nước thu nhiều hơn” - ông Tuyển nhìn nhận.

NGỌC AN