29/11/2024

Đường dây bán lao động đi biển: Mạng người trên biển thua cỏ rác !

‘Đi rồi mới biết rất cực khổ, bị đánh, bị chửi, nhiều lúc muốn nhảy xuống biển. Phận người bị lừa bán, bắt nhốt và đưa ra biển làm việc còn thua cả cỏ rác’, ông H. nói.

 

Đường dây bán lao động đi biển: Mạng người trên biển thua cỏ rác !

 

‘Đi rồi mới biết rất cực khổ, bị đánh, bị chửi, nhiều lúc muốn nhảy xuống biển. Phận người bị lừa bán, bắt nhốt và đưa ra biển làm việc còn thua cả cỏ rác’, ông H. nói.



 

Ông H. (trái) kể lại chuyện bị bóc lột trên biển với PV Thanh NiênẢNH: CÔNG NGUYÊN

Đến chiều 8.4, Công an TP.Vũng Tàu vẫn tiếp tục lấy lời khai 5 lao động được giải cứu trong ngày 7.4 và những người liên quan để tiếp tục điều tra đường dây lừa bán người lao động đi biển như Báo Thanh Niên đã vạch trần.
Trong diễn biến khác, PV Thanh Niên đã tiếp cận các nạn nhân để nghe những câu chuyện đau lòng từ người trong cuộc.

 

 

Đừng bắt em đi biển nữa !
Sau khi được giải cứu, sáng 8.4, Lê Văn Quí (17 tuổi, lao động bị đưa từ TP.HCM xuống TP.Vũng Tàu rồi giam lỏng và bắt đi biển) vẫn chưa hết sợ hãi. Ngồi cạnh bố mẹ, Quí luôn sợ hãi khi thấy người lạ đến gần. Vừa thấy PV Thanh Niên, Quí nói như van lơn: “Mất bao nhiêu tiền em sẽ mượn của bố mẹ để trả, các anh đừng bắt em đi biển nữa!”.
Sau khi được thuyết phục, Quí lấy lại bình tĩnh và kể về hành trình mình bị nhốt và đưa đi biển. Theo lời Quí, ngày 12.3, khi em vừa đến Bến xe Q.8 (TP.HCM) để đón xe về quê Tiền Giang thì có một người chạy xe ôm lại gần nói: “Đi tìm việc hả em? Xuống Vũng Tàu lượm cá không? Lương khoảng 20 triệu/tháng”. Nghe thu nhập quá cao mà công việc chỉ là “lượm cá” nên Quí đồng ý. Lập tức, người chạy xe ôm chở Quí thẳng xuống nhà ông Vinh trong hẻm 103 Nguyễn An Ninh (P.9, TP.Vũng Tàu – nơi PV Thanh Niên phối hợp Công an TP.Vũng Tàu giải cứu Quí ngày 7.4). “Tại đây, ông Vinh trả cho người chạy xe ôm 3 triệu đồng và bảo em ký vào giấy em vay nợ của họ. Ngay sau đó, em được đưa ra phía sau nhà và bị giam lỏng. 3 ngày sau thì họ đưa em ra tàu, đi biển. Ngôi nhà đó bịt bùng bốn phía, cổng sắt bên ngoài lúc nào cũng khóa chặt và có người gác”, Quí kể.
Theo lời Quí, ông Vinh đưa Quí ra tàu của người phụ nữ có tên là Sóc để đi câu mực. Vì lần đầu đi biển nên Quí liên tục bị say sóng đến ngất xỉu, lúc tỉnh thì phải làm việc từ sáng đến khuya. Sau 25 ngày đi biển, tàu vừa cập cảng thì ông Vinh kêu đàn em đến chở Quí về nhà và tiếp tục “giam lỏng” cho đến khi được PV Thanh Niên phối hợp Công an TP.Vũng Tàu giải cứu (Thanh Niên đã thông tin).
Đường dây bán lao động đi biển: Mạng người trên biển thua cỏ rác ! - ảnh 2

Quí (trái) được cứu ra ngoài ngày 7.4ẢNH: NGUYỄN LONG

“Mất tích” giữa đêm ?
 
 
Đường dây bán lao động đi biển: Mạng người trên biển thua cỏ rác ! - ảnh 3
Trên tàu có tôi và 2 người nữa bị lừa bán đi biển, làm hơn một tháng thì thanh niên tên Bình (khoảng 30 tuổi, quê Tiền Giang) làm không được việc và hay cãi lại nên đã “mất tích” bí ẩn lúc giữa đêm

Đường dây bán lao động đi biển: Mạng người trên biển thua cỏ rác ! - ảnh 4
 
Ông H. (53 tuổi, quê Đồng Tháp)
 

Trong các lao động bị nhốt rồi đưa đi biển mà chúng tôi gặp thì câu chuyện ông H. (53 tuổi, quê Đồng Tháp) là bi kịch, thê lương nhất. Chiều 8.4, gặp chúng tôi tại cảng cá Bến Đá (TP.Vũng Tàu), ông H. nước mắt ngắn dài kể lại: Ngày 29.1.2017, ông từ quê lên TP.HCM tìm việc. Vừa tới Bến xe Miền Tây thì có người chạy xe ôm gạ đưa ông xuống Vũng Tàu làm việc. Sau đó, xe ôm chở thẳng ông giao cho một đường dây tại xã Phước Tỉnh (H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) để nhận 3,5 triệu đồng. Ông H. bị nhốt với hơn 40 người khác tại một ngôi nhà, mấy ngày sau được đưa xuống khu vực cảng Bến Đá (TP.Vũng Tàu) đi biển đánh cá. “Trước khi đi biển thì tụi nó (đường dây mua bán lao động – PV) nói rất ngon, ra biển chỉ lựa cá và khi vô bờ được chia vài chục triệu đồng. Thế nhưng đi rồi mới biết rất cực khổ, bị đánh, bị chửi, nhiều lúc muốn nhảy xuống biển. Phận người bị lừa bán, bắt nhốt và đưa ra biển làm việc còn thua cả cỏ rác”, ông H. nói.

Theo lời ông H., trên tàu chia thành 2 nhóm. Nhóm thuộc người thân quen của chủ tàu được làm việc nhẹ nhàng. Nhóm còn lại là lao động bị lừa bán thường phải ăn “mâm dưới” và làm việc rất nặng nhọc, mỗi ngày chỉ ngủ được 1 – 2 giờ. Không làm nổi thì bị nhóm còn lại chửi và đánh rất tàn nhẫn. “Trên tàu có tôi và 2 người nữa bị lừa bán đi biển, làm hơn một tháng thì thanh niên tên Bình (khoảng 30 tuổi, quê Tiền Giang) làm không được việc và hay cãi lại nên đã “mất tích” bí ẩn lúc giữa đêm”, ông H. kể.
Xòe đôi bàn tay chai sần kèm những vết thương trên người, ông H. nói: “Tôi hơn 50 tuổi đời, nhưng không thể chịu nổi cảnh bóc lột và hành hạ giữa biển. Tôi căm thù những người làm điều ác như vậy”. Sau chuyến biển đầu tiên kéo dài hơn hai tháng, ông H. vào bờ và tìm cách trốn thoát để đi tố cáo với cơ quan chức năng về sự tàn nhẫn của những đường dây mua bán lao động. “Tụi nó dùng giang hồ để đe doạ tôi nếu đi tố cáo, nhưng tôi phải tố cáo để cơ quan chức năng vào cuộc bắt hết những đường dây lừa đảo, buôn bán, bắt nhốt người lao động thế này”, ông H. quả quyết.

 

Công Nguyên – Nguyễn Long